Cách điều trị mụn rộp ở môi tại nhà hiệu quả

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 20/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Mụn rộp ở môi lây lan do nhiều nguyên nhân, đồng thời khó điều trị và dễ tái phát. Vậy, khi bị mụn rộp ở môi cần dùng thuốc gì và dùng như thế nào cho đúng cách.

Mụn rộp ở môi
Mụn rộp ở môi có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ - Ảnh: Vinmec

Mụn rộp ở môi nên được điều trị sớm để tránh mất thẩm mỹ cũng như lây lan cho người khác.

Trước khi dùng thuốc điều trị mụn rộp ở môi, bạn cần thăm khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Nhận biết mụn rộp ở môi

Có người bị mụn rộp môi tưởng là do dị ứng, do thiếu vitamin C và cứ mỗi lần tái phát lại dùng các thuốc này khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.

Mụn rộp ở môi dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như zona ở môi, sùi mào gà,... Chính vì vậy, khi thấy có những biểu hiện mụn rộp, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần thăm khám, điều trị với bác sĩ chuyên khoa trước tiên.

Để nhận biết mụn rộp ở môi, bạn nên chú ý các triệu chứng:

  • Ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi
  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi (hoặc ở miệng, má, cằm, mũi)
  • Mụn nước chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh.
  • Mỗi đợt bệnh kéo dài 1 - 3 tuần, một năm tái phát 1 - 2 lần, cũng có khi đến 5 - 6 lần tùy thể trạng của từng người.
  • Trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng (lan rộng, kéo dài, có biến chứng). Với những người khỏe mạnh, bệnh nhẹ và có thể tự khỏi sau vài tuần.

Dùng thuốc gì khi bị mụn rộp sinh dục

Mụn rộp ở môi có thể tự khỏi tạm thời. Tuy nhiên, virus mụn rộp tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể và tái phát nhiều lần. Việc điều trị mụn rộp chỉ giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bị bệnh nặng hay nhẹ đều nên dùng thuốc. Dùng thuốc càng sớm càng tốt, ngay sau khi có dấu hiệu bị bệnh đầu tiên (ngứa, nóng rát, đỏ...). Trong trường hợp nặng, thuốc giúp giảm mức trầm trọng của bệnh.

Theo DSCK II Bùi Văn Duy (Sức khỏe đời sống),để điều trị bệnh mụn rộp ở môi hiệu quả, cần dùng kết hợp một số loại thuốc:

  • Thuốc kháng virut rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm tái phát.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng trong trường hợp đau không dữ dội, nhưng kéo dài, gây khó chịu. Nên lựa chọn loại giảm đau thông thường, ít gây tai biến.
  • Thuốc chăm sóc tại chỗ: Trường hợp mụn rộp ở môi nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc chăm sóc tại chỗ bệnh vẫn khỏi. Thuốc chăm sóc tại chỗ gồm dạng bôi và dạng uống.
  • Các thuốc chống bội nhiễm, thuốc làm khô nhanh các vết trợt lở và đóng mày.

  • Các loại kem chống nắng bôi môi có chỉ số chống nắng (SPF) khoảng 15.

  • Ngoài ra, cần súc miệng bằng nước muối, tắm nước ấm hay dung dịch thuốc tím pha loãng. 

  • Thuốc ngăn ngừa tái phát: Chỉ dùng thuốc ngừa nếu bệnh tái phát thường xuyên, lâu dài với những người mỗi năm tái phát từ 6 lần trở lên.

Bệnh nhân không nhất thiết phải dùng tất cả  các loại thuốc mà chỉ chọn loại cần thiết (ví dụ trong trường hợp nặng đã dùng kháng virus uống hay tiêm thì không cần dùng dạng kem).

Tùy theo tình trạng bệnh và mụn rộp ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Nếu như còn e ngại hoặc chưa sắp xếp được thời gian đi khám tại bệnh viện, phòng khám, bạn có thể lựa chọn hình thức tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để sớm có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm bài viết:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/mun-rop-o-moi-dung-thuoc-gi-n137320.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/