Chia sẻ kinh nghiệm đi khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức

Trực tràng là một trong những khu vực dễ mắc bệnh trong cơ thể. Nếu như một người có thói quen ăn uống không đảm bảo, nguy cơ mắc các bệnh về trực tràng là rất cao. Thời gian ủ bệnh của các mặt bệnh về trực tràng khá dài, khó phát hiện nếu không đi khám tại các cơ sở uy tín.
Bệnh viện Việt Đức là nơi khám và điều trị các mặt bệnh về trực tràng rất uy tín và được nhiều người tin tưởng, cụ thể là ở Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn. Hằng ngày, trung tâm nhận được lượng lớn bệnh nhân đến đăng ký khám trực tràng và các mặt bệnh liên quan. Bài viết này xin chia sẻ một số kinh nghiệm nên tham khảo trước khi đi khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức.
Khi nào cần đi khám trực tràng?
Như đã đề cập, bệnh về trực tràng thường có thời gian ủ bệnh lâu dài, khó phát hiện. Khi phát hiện ra thỉ căn bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng, tốn nhiều thời gian và chi phí chữa trị. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu sau đây, người bệnh nên thu xếp và tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe trực tràng của mình:
1. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Một số chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, thở hôi, ợ hơi, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn, đau quặn bụng, đau râm ran,… có thể là dấu hiệu tồn tại khối u ở khu vực trực tràng hay ung thư trực tràng.
Hơn nữa, người có dấu hiệu mắc bệnh trực tràng còn thường xuyên đi ngoài, biểu hiện giống bệnh kiết lị, dùng thuốc khác sinh không có tác dụng.
2. Xuất hiện máu khi đi ngoài
Máu đỏ tươi xuất hiện khi đi ngoài, phủ lên phân, kèm theo chất nhầy trong nhiều trường hợp là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng đang ở mức báo động, cần đi khám để được chẩn đoánvà điều trị ngay khi còn có thể. Nếu để tình trạng kéo dài thì căn bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
3. Đi đại tiện nhiều lần trong ngày
U hay ung thư trực tràng làm sản sinh ra các tiết dịch, kích thích ruột tạo cảm giác muốn đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Bệnh càng nặng thì sẽ càng đi nhiều lần trong ngày, làm thay đổi thói quen đi vệ sinh của người bệnh.
4. Thay đổi hình dạng, kích thước của phân
Bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đại tràng và trực tràng khi đi đại tiện phân thường thay đổi hình dạng và kích thước., lúc rắn, lúc lỏng. Có lúc bị táo bón kéo dài hay bị tiêu chảy kéo dài.
Kinh nghiệm đi khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức
Bệnh nhân có thể tham khảo một số lưu ý sau đây nếu có ý định đi khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức:
Trước khi đi khám
- Bệnh viện không khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật. Thời gian khám bệnh là từ 7h – 12h sáng, 13h30 – 16h chiều. Mùa đông kết thúc khám vào 16h30.
- Chuẩn bị mang theo các giấy tờ tùy thân cần thiết và thẻ BHYT nếu có để được hưởng miễn giảm chi phí theo chế độ.
- Người bệnh đi khám nên có người thân đi cùng, nhất là những người bệnh đã trở nặng hoặc trong trường hợp cần gây mê để nội soi trực tràng.
- Người bệnh mang theo các kết quả xét nghiệm đã có trong lần khám trước đó (trong vòng 6 tháng) để bác sĩ theo dõi và có thể không cần tốn chi phí thực hiện xét nghiệm nếu kết quả trước đó còn dùng được.
Đi khám tại Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Đức, tới khu Khám bệnh để đăng ký khám trực tràng. Không đi thẳng vào Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn vì đây không phải là nơi khám bệnh.
- Bệnh nhân nên đi sớm từ sáng để không phải đợi quá lâu. Bệnh nhân có thể chọn đăng ký khám thông thường hay khám theo yêu cầu. Đăng ký tại nhà H (đi vào từ cổng số 7, 16 - 18 Phủ Doãn) của bệnh viện.
- Trong quá trình khám, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số các chỉ định cần thiết như xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh,… Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình trước ngày đi khám.
- Bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu khám hậu môn trực tràng vì quá trình khám diễn ra khá nhanh chóng.
- Để tránh bệnh viện quá tải bệnh nhân phải chờ lâu, người bệnh tốt nhất nên đặt lịch đăng ký khám trước. Như vậy sẽ đỡ tốn thời chờ khám và không bị mệt mỏi khi chờ đợi.
- Bệnh nhân nên thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột trước khi đến khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức.
Một số cách khám hậu môn trực tràng phổ biến
Để chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám trực tràng, người bệnh cũng cần biết một số cách khám trực tràng mà các bác sĩ hay áp dụng. Các cách khám trực tràng mà các bác sĩ hay áp dụng đó là:
- Dùng mắt thường quan sát những biểu hiện vốn có ở hậu môn trực tràng. Cách thức này không gây ảnh hưởng gì đến trực tràng của bệnh nhân.
- Dùng ngón tay trỏ đưa vào trong hậu môn để xác định mức độ, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Cách này thường được áp dụng nhiều nhưng sẽ gây đau cho bệnh nhân.
- Siêu âm hậu môn khám trực tràng.
- Nội soi hậu môn trực tràng.

Một số lưu ý khi đi khám trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức
- Nên điều chỉnh chế độ ăn 3 – 4 ngày trước đó, hạn chế chất xơ, ăn nhẹ, ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Không dùng các chất vitamin hay các chất bổ sung trong trường hợp được yêu cầu nội soi trực tràng.
- Uống nhiều nước và dùng thuốc nhuận tràng mạnh để làm sạch ruột trước ngày đi nội soi để bác sĩ dễ dàng quan sát trực tràng. Không ăn uống
- Thông báo tất cà nhưng triệu chứng mà bạn mắc phải để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra những yêu cầu làm thủ thuật cần thiết. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì nên hỏi luôn bác sĩ trong quá trình khám để hiểu rõ về bệnh tình của mình.

Trên đây những kinh nghiệm về đi khám trực tràng mà người có ý định đi khám cần tham khảo để chuẩn bị thật tốt trước khi tới khám, đặc biệt là chuẩn bị để thực hiện các xét nghiệm, chỉ định theo bác sĩ.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
2. http://benhvienk.vn/dau-hieu-som-canh-bao-ung-thu-dai-trang-nd32720.html
3. http://benhvienk.com/hoi-dap/cac-cach-tham-kham-hau-mon-truc-trang/
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Nên đăng kí thai sản trọn gói tại Bệnh viện tư nhân nào Hà Nội?
Tổng hợp chi phí sinh đẻ tại 8 bệnh viện uy tín Hà Nội
Đặt khám trực tuyến giúp giảm chờ đợi xếp hàng
BookingCare ra mắt Trợ lý AI - Bước tiến mới trong chăm sóc sức khỏe với trí tuệ nhân tạo
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi