Chia sẻ kinh nghiệm đi khám Viêm đường tiết niệu tại Bệnh viện Việt Đức
Nguyên nhân gây viêm tiết niệu có thể do vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang bộ phận sinh dục, gây viêm đường tiết niệu. Mặt khác, với những người quan hệ tình dục không an toàn thì vi khuẩn lậu, giang mai… chính là thủ phạm gây viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác.
Trước khi đi khám, người bệnh nên tìm hiểu trước xem đơn vị đó có khám hay không, để tránh mất thời gian và tiền bạc mà không có hiệu quả. Và một lựa chọn cho người bệnh ở Hà Nội, đó là Bệnh viện Việt Đức. Đây là bệnh viện lớn, uy tín hàng đầu cả nước, Bệnh viện Việt Đức cũng có thế mạnh về nhóm bệnh tiết niệu, ở cả nam và nữ.
Viêm đường tiết niệu khám khoa nào nào tại Bệnh viện Việt Đức?
Người bệnh đến khám viêm tiết niệu tại Bệnh viện Việt Đức có thể đăng ký khám chuyên khoa tiết niệu. Với nam giới thì có thể khám tiết niệu hoặc khám nam khoa - tiết niệu. Với Bệnh viện Việt Đức, người bệnh đến khám đều khám theo một trong 2 cách:
- Khám tại Khoa khám bệnh
- Khám tại Khoa khám theo yêu cầu
Cả 2 khu khám này có đầy đủ các phòng khám chuyên khoa trong Bệnh viện. Mỗi khoa trong bệnh viện đều đặt ít nhất một phòng khám tại Khoa khám bệnh và Khoa khám theo yêu cầu. Khi đến khám, người bệnh đăng ký khám vấn đề tiết niệu, sau đó nhân viên sẽ hướng dẫn người bệnh đến khám tại phòng khám cho hợp lý.
1. Khám viêm tiết niệu tại Khoa khám bệnh
Đăng ký khám tại nhà C4 (ngay cổng 16-18 Phủ Doãn),sau đó đến các phòng khám ghi trên phiếu. thường là phòng khám 239 tại tầng 2 nhà C2. Bác sĩ khám là bác sĩ của Khoa Tiết niệu trực tiếp khám.
Phí khám tiết niệu tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Việt Đức là 39.000 đồng, nếu có chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng thì sẽ tinh theo giá niêm yết của Bệnh viện.
2. Khám viêm tiết niệu tại Khoa khám theo yêu cầu
Người bệnh đến đăng ký và làm thủ tục tại nhà C4 và khám trực tiếp tại nhà C4. Nếu có chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng thì sẽ được thực hiện ở một khu riêng biệt, không chung với bệnh nhân khám thông thường.
Khám tiết niệu theo yêu cầu tại Bệnh viện Việt Đức có 2 mức giá: 300.000 đồng khám với thạc sĩ, bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa I và 500.000 đồng khám vơi Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng khoa, Phó khoa.
Mới đây, Khoa khám theo yêu cầu đã triển khai đặt lịch trước, giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi. Khi đến khám, người bệnh không xếp hàng làn thủ tục mà đến thẳng quầy đăng ký khám và báo đã đặt lịch trước. Người bệnh sẽ được dán tem ưu tiên trên phiếu khám, khi nộp phiếu tại phòng khám sẽ được khám luôn, không phải chờ đợi.
Ngoài ra, qua dịch vụ đặt lịch, người bệnh được đặt với đích danh bác sĩ mà mình mong muốn mà chi phí vẫn giống như bệnh nhân đến khám trực tiếp.
Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức có tốt không?
Khoa tiết niệu, Bệnh viện Việt Đức là nơi điều trị và phẫu thuật bệnh lý hệ tiết niệu, gồm:
- Bệnh lý ung thư đường niệu
- Các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu
- Chấn thương đường tiết niệu
- Các bệnh lý vô sinh
- Thiểu năng sinh dục nam
- …
Đến nay, Khoa đã thực hiện gần như tất cả các kỹ thuật chuyên sâu về tiết niệu như: phẫu thuật nội soi, tán sỏi thận qua da, cắt bàng quang,tuyến tiền liệt toàn bộ, tạo hình bàng quang, ghép thận…
Các kỹ thuật nội soi điều trị sỏi tiết niệu được triển khai thực hiên và phát triển cho tới nay: tán sỏi niệu quản ngược dòng, tán sỏi qua da. Từ 2010 tới nay laser được đưa vào sử dụng trong các trường hợp tán sỏi.
Một số bác sĩ tiết niệu giỏi tại Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Khìn
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn
- Bác sĩ khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Long
- Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Việt Đức
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
- Đã có 100 bài báo khoa học được đăng trên các Tạp chí khoa học trong nước
- Chủ nhiệm đề tài đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận bệnh lý mất chức năng (2010 - 2011)
- Nghiên cứu khoa học về ứng dụng kỹ thuật can thiệp mạch và phẫu thuật nội soi trong điều trị chấn thương gan và thận (2012 - 2014)
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đức Minh
- Bác sĩ khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
- Nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hẹp do sỏi
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trường Thành
- Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
- Công trình Nghiên cứu lấy và ghép thận từ người cho chết não
- Nghiên cứu khoa học về phương pháp tận tận điều trị hẹp niệu đạo sau
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
- Bác sĩ khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Hà
- Bác sĩ khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
- Công trình nghiên cứu khoa học về Phẫu thuật điều trị sỏi thận
- Công trình nghiên cứu khoa học về Phẫu thuật nội soi điều trị và tuyến thượng thận
- Công trình nghiên cứu khoa học về Phẫu thuật nội soi tạo hình sỏi thận - niệu quản
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
- Nghiên cứu khoa học về đặc điểm kỹ thuật và kết quả phẫu thuật ghép thận từ người hiến sống tại Bệnh viện Việt Đức.
- Nghiên cứu khoa học về cấp cứu bệnh nhân vỡ xương chậu - đứt niệu đạo sau
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM cho bệnh nhân đặt khám qua BookingCare tại Bệnh viện Việt Đức. Vui lòng đọc kỹ từng bước sau:
1. Đến cổng 16-18 Phủ Doãn.
2. Đến Tòa nhà C4: Tòa nhà thứ 2 bên tay trái từ cổng vào.
3. Vào tầng 1, xếp hàng ở KHU VỰC ƯU TIÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN KHÁM THEO YÊU CẦU để lấy số ưu tiên nhanh nhất (xem thêm hình dưới).
4. Đến QUẦY SỐ 01, chờ đến lượt và báo đã Đặt lịch khám qua BOOKINGCARE (phiếu khám đã được in sẵn, người bệnh KHÔNG cần khai báo thêm).
5. Bạn sẽ nhận được phiếu khám có dán tem ưu tiên và được nhận thẻ ưu tiên.
6. Bạn vào thẳng phòng khám ghi trên phiếu, nộp phiếu khám, sổ khám bệnh, đọc tên bác sĩ đã đặt hẹn, và báo đã đặt khám qua BookingCare để được ưu tiên khám.
LƯU Ý QUAN TRỌNG
- Bạn vào KHU VỰC ƯU TIÊN dành cho bệnh nhân khám theo yêu cầu, sau đó vào Quầy số 1 dán logo BookingCare.
- Nếu vào quầy khác, lịch hẹn trước sẽ bị hủy, bạn không được ưu tiên và phải chờ khám như bệnh nhân bình thường.
Điều trị viêm tiết niệu như thế nào?
Với viêm đường tiết niệu, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Đây là cách diệt khuẩn trực tiếp và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, đi liền với nó là tình trạng mệt mỏi, tăng men gan cho người bệnh.
Mặt khác, đối với bệnh viêm đường tiết niệu, kháng sinh chỉ giải quyết được nguyên nhân viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, còn trường hợp viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt không những không hiệu quả mà còn làm bệnh nặng hơn vì kháng sinh bản chất là để diệt khuẩn, còn trường hợp do thấp nhiệt thì không phải do vi khuẩn mà do cơ địa bị nóng trong.
Việc uống nhiều nước kết hợp với hai dược liệu này sẽ giúp lợi niệu, tiểu mạnh nhiều lần giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng viêm ở bàng quang, "xả sạch" vi khuẩn ra khỏi đường niệu một cách dễ dàng, an toàn, dựa trên cơ chế vật lý “thông, xả”, đào thải hết vi khuẩn khỏi đường niệu, ngừa tái phát hiệu quả.
Cần uống nhiều nước trên 2 lít một ngày. Nếu chỉ bị viêm tiết niệu nhẹ (đái buốt nhẹ, đái rát) có thể tự khỏi nếu uống nhiều nước.