Chụp cộng hưởng từ MRI có hại cho sức khỏe không?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 02/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Chụp cộng hưởng từ không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân, ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý. Trong đó bao gồm bệnh thần kinh, cột sống, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…

Chụp cộng hưởng từ MRI có hại cho sức khỏe không?
Máy chụp cộng hưởng từ MRI

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật chụp Cộng hưởng từ MRI và những lưu ý cho bệnh nhân khi đi chụp. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?

  • Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học sử dụng từ trường và sóng radio.
  • Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt, phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể.
  • Khả năng tái tạo hình ảnh 3D, không có tác dụng phụ như X quang hoặc CT-Scanner nên ngày càng được chỉ định rộng rãi cho nhiều ứng dụng chuyên khoa khác nhau. 
  • Chụp cộng hưởng từ có dải ứng dụng rộng khắp và an toàn, không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân. Ngày nay, chụp cộng hưởng từ được sử dụng ở nhiều bệnh viện lớn ở Việt Nam và ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhiều bệnh quan trọng. Trong đó bao gồm bệnh thần kinh, cột sống, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…

BookingCare là Nền tảng Đặt lịch khám bệnh, kết nối bệnh nhân với các bệnh viện, phòng khám và bác sĩ uy tín. 

Sơ đồ nguyên lý chụp cộng hưởng từ

Sơ đồ nguyên lý chụp cộng hưởng từ

Ưu điểm chụp cộng hưởng từ MRI

  • Kỹ thuật chụp an toàn, không độc hại, không bị ảnh hưởng bởi tia xạ.
  • Dải ứng dụng rộng: chụp thần kinh, tim mạch, xương khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, mạch máu, chụp vú…
  • Độ phân giải mô mềm cao.
  • Hiển thị hình ảnh tốt hơn so với CT-Scanner và X.Quang
  • Chụp được mạch máu não, kể cả khi không dùng đối quang từ.
  • Đặc biệt đánh giá tốt tình trạng tưới máu não
  • Đánh giá tốt các chấn thương thể thao
  • Là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn.
  • Cộng hưởng từ không có bức xạ điện từ và đã được chứng minh là hoàn toàn vô hại cho sức khỏe. Ở phụ nữ có thai, cộng hưởng từ đã được chứng minh là vô hại với thai nhi.

Nhược điểm của chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Chi phí chụp cao
  • Một số bệnh nhân bị chứng sợ nơi chật hẹp hay đóng kín gặp khó khăn khi chụp
  • Thời gian chụp lâu khoảng 15-30 phút, không phù hợp chụp cấp cứu
  • Vỏ xương và tổn thương có canxi khảo sát không tốt bằng X.Quang hay Chụp cắt lớp vi tính
  • Không thể chụp bệnh nhân với máy tạo nhịp tim, gắn bộ phân kim loại, mô cấy ở mắt hay tai…
  • Không thể mang theo thiết bị hồi sức vào phòng chụp.
  • Khó ứng dụng trong trường hợp cấp cứu.
  • Với bệnh nhân mang thai dưới 3 tháng chỉ chụp khi thực sự cần thiết.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1. Không ảnh hưởng đến sức khỏe 

Quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp Xquang hay chụp CT. MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra.

MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Để có chất lượng hình ảnh tốt, bệnh nhân cần nằm yên, không cử động trong lúc chụp MRI.

Đến nay, chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Nhưng từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. 

Đối với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng uống, tiền sử bệnh thận trước khi chụp và hướng dẫn ký giấy cam kết.

Thuốc tương phản từ hoàn toàn không gây độc cho cơ thể. Nhưng thuốc này có thể gây dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân và nổi mẩn ngứa. Các tác dụng ngoại ý này thường nhẹ và mất hẳn sau khi dùng thuốc chống dị ứng.

Xem thêm: 

2. Mất an toàn khi chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn nhưng nếu không tuân thủ hướng dẫn có thể gây mất an toàn cho người chụp hoặc thiết bị chụp. 

Một số nguy cơ gây nguy hiểm khi chụp MRI cần biết:

  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi thật cần thiết vì đây là giai đoạn tạo cơ quan của thai nhi.
  • Từ trường phát do máy phát ra rất mạnh, có thể phá hỏng các máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung. Từ trường còn có thể gây di chuyển vật kim lọai trong cơ thể. Do vậy, các kẹp mạch máu ở não được các phẫu thuật viên sử dụng để kẹt mạch máu trong các phẫu thuật trước đó, có thể di chuyển và gây xuất huyết não. Các dị vật kim lọai ở mắt có thể di chuyển gây rách võng mạc và mù mắt. Do vậy, trước khi vào phòng máy, quý vị sẽ được kỹ thuật viên hỏi kỹ và khám xét bằng một thiết bị chuyên dùng.
  • Các vật kim lọai nhỏ như đồng tiền, đinh ghim, viết hoặc mắt kính có đính kim lọai có thể bị hút mạnh vào lồng máy khi mang vào phòng máy, và có thể gây nguy hại cho người bệnh. Điều cần lưu ý là các thiết bị từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động, chìa khóa từ, điện thọai di động, ổ đĩa cứng có thể bị xóa mất dữ liệu, đồng hồ đeo tay có thể ngưng chạy khi đưa đến gần máy. Do vậy, khi muốn mang bất kỳ vật gì vào phòng máy nên hỏi ý kiến kỹ thuật viên trước.
  • Những hình xăm trên người hoặc mỹ phẩm kẻ trang điểm môi, mí mắt có ánh kim thường có chứa ít kim lọai bên trong, nên da tại chỗ có thể nóng lên khi chụp cộng hưởng từ, những biểu hiện này thường nhẹ và thóang qua. Tuy nhiên, nên hạn chế trang điểm khi đi chụp.
  • Với các trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, vấn đề dị ứng thuốc thường là nhẹ và có thể điều trị bằng thuốc chống dị ứng.
Vật không mang vào phòng chụp

Như vậy, chụp MRI không có hại cho sức khỏe vì không sử dụng bức xạ ion. Tuy nhiên, nếu không tuân theo các qui định tiêu chuẩn an toàn trước, trong và sau khi chụp cộng hưởng từ có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến thiết bị chụp.

Đặt lịch chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín 

Mỗi Bệnh viện, Phòng khám thường chỉ có 1, 2 máy chụp cộng hưởng từ, nếu đông bệnh nhân thì bạn sẽ phải chờ đợi lâu. Tốt nhất là nên tìm hiểu và đặt lịch trước để được sắp xếp thời gian phù hợp. 

Hiện tại BookingCare đang hỗ trợ Đặt lịch tại một số bệnh viện, phòng khám tư nhân uy tín như: Phòng khám Vietlife MRI, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Bảo Sơn, Phòng khám Meditec... 

Tham khảo và Đặt lịch tại: Lịch chụp cộng hưởng từ MRI 

Cộng hưởng từ không dùng bức xạ ion 

  • Mọi vật thể đều được cấu tạo từ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các proton (mỗi proton mang điện tích +1) và các neutron (không mang điện tích). Quay quanh hạt nhân là các electron (mang điện tích âm). Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số proton của hạt nhân bằng đúng số electron của nguyên tử đó. Tất cả các “hạt” này đều chuyển động. Neutron và proton quay quanh trục của chúng, electron quay quanh hạt nhân và quay quanh trục của chúng. Sự quay của các “hạt” nói trên quanh trục của chúng tạo ra một mômen góc quay gọi là spin. Ngoài ra, các hạt mang điện tích khi chuyển động sẽ sinh ra từ trường. Vì proton có điện tích dương và quay nên nó tạo ra một từ trường, giống như một nam châm nhỏ, gọi là mômen từ (magnetic moment). Trong điều kiện bình thường các momen từ định hướng phân tán làm chúng triệt tiêu nhau, nên người ta không ghi được tín hiệu gì của chúng.

Nhờ các đặc tính vật lý như vậy, khi đặt một vật thể vào trong một từ trường mạnh, các momen từ đang định hướng phân tán sẽ trở nên định hướng song song và đối song song.

  • Cơ thể chúng ta có tỉ lệ chủ yếu nước (60-70%). Trong thành phần của phân tử nước có hai nguyên tử hydro. Về mặt từ tính, nguyên tử hydro là một nguyên tử đặc biệt vì hạt nhân của chúng chỉ chứa 1 proton. Do đó, nó có một mômen từ lớn. Điều đó dẫn tới một hệ quả là: nếu ta dựa vào hoạt động từ của các nguyên tử hydro để ghi nhận sự phân bố nước khác nhau của các mô trong cơ thể thì chúng ta có thể ghi hình và phân biệt được các mô đó. Mặt khác, trong cùng một cơ quan, các tổn thương bệnh lý đều dẫn đến sự thay đổi phân bố nước tại vị trí tổn thương, dẫn đến hoạt động từ tại đó sẽ thay đổi so với mô lành, nên ta cũng sẽ ghi hình được các thương tổn.
  • Ứng dụng nguyên lý này, MRI sử dụng một từ trường mạnh và một hệ thống phát các xung có tần số vô tuyến (RF: radio frequancy) để điều khiển hoạt động điện từ của nhân nguyên tử, mà cụ thể là nhân nguyên tử hydro có trong phân tử nước của cơ thể, nhằm bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Các tín hiệu này sẽ được một hệ thống thu nhận và xử lý điện toán để tạo ra hình ảnh của đối tượng vừa được đưa vào từ trường đó.
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. http://mringuyentriphuong.com.vn/Knowledge/View/10/2
2. http://mringuyentriphuong.com.vn/Knowledge/View/13/2
bvngoaithankinhqt.org.vn
3. http://hahoangkiem.com/tu-van-va-chia-se-thong-tin/nguyen-li-chup-cong-huong-tu-hat-nhan-mri-335.htm
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/