Chụp cộng hưởng từ MRI dây thần kinh ngoại biên

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 10/04/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên là một kỹ thuật áp dụng chọn lọc trong các trường hợp người bệnh đau lưng hoặc chân đo nguyên nhân thần kinh.

Chụp cộng hưởng từ MRI dây thần kinh ngoại biên

Chụp cộng hưởng từ (MRI) dây thần kinh ngoại biên là gì

Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên là một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, đặc hiệu, áp dụng chọn lọc trong các trường hợp người bệnh đau lưng hoặc chân đo nguyên nhân thần kinh (thần kinh đùi hoặc đám rối thắt lưng-cùng,…).

Đây là phương pháp có ưu điểm vượt trội để phát hiện các tổn thương nhỏ, tinh vi so với các trường hợp chụp cộng hưởng từ cột sống thường quy.

1. Chỉ định chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên

  • Nghi ngờ các bệnh lý đau vùng thắt lưng và chân do tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng-cùng hoặc các đoạn của thần kinh đùi.
  • Sau chấn thương.
  • Bất thường hay bị đè ép các bó xơ/ bó cơ, mạch máu vùng đùi-hông.
  • Thâm nhiễm do u, u hạt, u bao dây thần kinh
  • Sẹo xơ hóa sau xạ trị vùng đùi.
  • Bệnh lý phì đại dây thần.

2. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim (chống chỉ định tùy loại máy).
  • Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối).
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình.
  • Không có khả năng nằm yên trong thời gian dài (thời gian chụp thường từ 30 phút đến 1giờ).

Chuẩn bị bệnh nhân

  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn.
  • Được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc.
  • Được kiểm tra các chống chỉ định
  • Được hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
  • Có giấy yêu cầu chụp của bác sỹ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)
Chụp cộng hưởng từ tại Trung tâm chụp MRI
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn qui trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số: 25/QĐ-BYT ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/