Đau đầu căng thẳng là gì, khám và điều trị ở đâu tốt

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 03/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Phần lớn những người bị đau đầu căng thẳng có những cơn nhức đầu dữ dội, thường xảy ra trung bình một hoặc hai lần mỗi tháng.

Đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa Pixabay.com)

Đau đầu căng thẳng hay đau đầu do tâm lý là loại đau đầu thường gặp nhất. Nó có thể gây đau nhẹ, trung bình, hoặc dữ dội trong đầu, cổ và đằng sau mắt. Một số bệnh nhân cảm thấy cơn đau đầu căng thẳng như một dải chặt xung quanh trán.

Phần lớn những người bị đau đầu căng thẳng có những cơn nhức đầu dữ dội, thường xảy ra trung bình một hoặc hai lần mỗi tháng. Tuy nhiên, đau đầu căng thẳng cũng có thể là mãn tính. Phụ nữ có nguy cơ mắc đau đầu căng thẳng gấp đôi nam giới.

Nguyên nhân của đau đầu căng thẳng

Đau đầu căng thẳng là do các cơn co thắt cơ ở vùng đầu và vùng cổ. Đau đầu căng thẳng nguyên nhân chính là do những áp lực, stress trong công việc, học tập, mâu thuẫn gia đình...

Một số người đau đầu căng thẳng sau khi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong một thời gian dài hoặc sau khi lái xe trong thời gian dài. Nhiệt độ lạnh cũng có thể gây ra đau đầu căng thẳng.

Ngoài ra, một số tác nhân gây căng thẳng khác bao gồm:

  • Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Nhiễm bệnh: cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang.
  • Mắc bệnh ở mắt: mỏi mắt, mắt khô.

Triệu chứng đau đầu căng thẳng

Đau đầu căng thẳng thường gặp ở hai dạng cơ bản là:

  • Dạng đau thành cơn với đặc tính cơn đau xuất hiện ngẫu nhiên, thỉnh thoảng.
  • Dạng đau mạn tính với biểu hiện đau đầu hơn 15 ngày trong một tháng và kéo dài ba tháng liên tục.

Các đặc điểm của chứng đau đầu căng thẳng là cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ; có giảm giác bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu; đau lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu (vùng chẩm) và vùng cổ. Đau đầu căng thẳng thường nặng hơn khi kèm theo stress, mệt mỏi, tiếng ồn, chói sáng hoặc vào cuối ngày.

Đau thường nhẹ hoặc trung bình, nhưng nó cũng có thể cường độ cao.Tuy nhiên, đau đầu căng thẳng không gây ra các triệu chứng, như buồn nôn và nôn. Trong một số ít trường hợp, đau đầu căng thẳng có thể gây ra sự nhạy cảm đối với tiếng ồn nhẹ và to.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác, chẳng hạn như khối u não. Các xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra các tình trạng khác có thể bao gồm:

  • Chụp CT, sử dụng tia X để chụp ảnh các nội tạng.
  • Chụp cổng hưởng từ MRI.

Phương pháp điều trị 

Khi có các triệu chứng đau đầu người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa thần kinh để xác định đúng nguyên nhân gây đau đầu và dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý. Tùy theo từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau thông thường.
  • Thuốc giãn cơ vân, có thể dùng dạng tiêm hoặc uống (thận trọng với bệnh nhâu đau dạ dày, tá tràng, trẻ em, người già).
  • Thuốc an thần kinh (tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài).
  • Thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn não.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị khác như:

  • Giảm căng thẳng bằng cách: làm việc vừa sức, nghỉ ngơi nhiều, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Khi căng thẳng nên nói chuyện với người thân, bạn bè nhằm giải tỏa lo âu.
  • Bổ sung các chất có chứa vitamin B2, magie... giúp ngăn ngừa đau đầu căng thẳng.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày: yoga, thiền, bơi lội...
  • Châm cứu cũng là một liệu pháp điều trị đau đầu căng thẳng hiệu quả.

Khám và điều trị ở đâu tốt

Ở bệnh nhân đau đầu do căng thẳng liên tục thường xuyên và hay tái phát, kèm rối loạn lo âu, mất ngủ. Trong trường hợp đau đầu này để giải quyết dứt điểm, người bệnh nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.

Ngoài ra, đau đầu còn có thể liên quan tới các bệnh lý về thần kinh khác, vì thế để biết nguyên nhân gây bệnh là gì, bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Với đau đầu căng thẳng hay đau đầu không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến khám và điều trị tại các bệnh viện như: Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Hồng Ngọc, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Thu Cúc, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bảo Sơn 2, Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai…

Xem thêm: Lịch khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh giỏi

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.healthline.com/health/tension-headache?m=2#Prevention6
2. http://suckhoedoisong.vn/dau-dau-do-cang-thang-dung-thuoc-gi-n8715.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/