Đo thính lực ở đâu tốt tại Hà Nội?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 08/05/2017, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Đo thính lực tức là tìm được ngưỡng nghe, mức cường độ tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở từng tần số. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về khả năng nghe của tai thì có thể tham khảo nội dung dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Cần đi đo Thính lực ngay khi cảm thấy nghi ngờ về khả năng nghe
Cần đi đo Thính lực ngay khi cảm thấy nghi ngờ về khả năng nghe - Ảnh: Vline TV

Đo thính lực là một thăm dò khả năng nghe đơn giản. Nhằm đánh giá ngưỡng nghe, mức cường độ tối thiểu có thể nghe được là như thế nào. 

Tuy nhiên, việc đo thính lực chưa được nhiều người quan tâm và thấy là cần thiết. Và những người có nhu cầu thì chưa biết nên đi kiểm tra ở đâu. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về khả năng nghe của tai thì có thể tham khảo nội dung dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. 

Đo thính lực là gì?

Đo thính lực tức là tìm được ngưỡng nghe, mức cường độ tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở từng tần số.

Âm thanh truyền đi bằng đường sóng xuyên qua không khí đến tai nghe. Tai người có 2 bộ phận truyền âm, bộ phận truyền âm dẫn truyền gồm vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ và chuỗi xương con và bộ phận dẫn truyền bằng thần kinh, đó là âm thanh dẫn truyền từ cửa sổ bầu dục đến ốc tai vào dây thần kinh VIII và đến vùng nghe ở não.

Âm thanh nghe lớn hay nhỏ là cường độ của âm thanh tính bằng decibel (dB),tai nghe chát chúa ngang hàng với tiếng hú của động cơ phản lực khoảng 140 decibel. Âm thanh nghe trầm bổng tùy theo tần số.

  • Dãy tần số con người nghe được khá rộng, tuy nhiên tần số thường gặp từ 125 hertz đến 8.000 hertz
  • Tần số thấp con người thường nghe khoảng 125 hertz. Đây là âm thanh trầm.
  • Âm thanh bổng thường nghe khoảng 8.000 hertz
tần số mà con người nghe được

Dãy tần số con người nghe được khoảng từ 125 hertz đến 8.000 hertz - Ảnh: Live science

Đo thính lực như thế nào?

Đo sức nghe của con người có 3 trình độ từ thấp đến cao:

  • Đo sức nghe đơn giản bằng lời nói
  • Đo sức nghe đơn âm bằng máy
  • Đo sức nghe sau ốc tai bằng kỹ thuật cao cấp của máy

Lưu ý: Bài này chỉ đề cập đến đo sức nghe đơn giản và đo sức nghe đơn âm mà thôi.

1. Đo sức nghe bằng lời nói 

Là cách đơn giản dùng ngay tiếng nói của bác sĩ, với một số câu từ đơn giản. Thông thường, thực hiện trong 1 buồng hay hành lang có chiều dài ít nhất là 5m, tương đối yên tĩnh.

Nguyên tắc: Bệnh nhân không được nhìn miệng thầy thuốc, đứng vuông góc với thầy thuốc và hướng tai khám về phía thầy thuốc, tai không khám phải được bịt lại. Lúc đầu đứng xa 5m tiến dần về phía bác sĩ đến lúc nghe được và lặp lại đúng câu nói của bác sĩ, ghi khoảng cách.

Trước tiên, bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ đo bằng tiếng nói thầm, nếu có giảm nghe rõ mới đo tiếp bằng tiếng nói thường.

Trên nguyên tắc người thường có thể nghe được tiếng thầm cách 5m, và nghe được tiếng nhỏ cách 50m. Nếu không nghe được có thể đứng gần từng đoạn đến khi bệnh nhân nghe và trả lời được. Nên hỏi những câu dễ hiểu và dễ trả lời như ăn cơm chưa, nhà ở đâu, mấy tuổi, v.v…

2. Đo sức nghe đơn âm bằng máy

Phải có phòng cách âm, có máy đo, có chụp tai để nghe âm thanh qua không khí, và có bộ phận rung xương để nghe âm thanh qua đường xương. Đo thính lực đơn âm phải đo ở trong phòng cách âm tuyệt đối. 

Âm được phát theo đường khí (qua loa tai) hoặc qua đường xương (qua núm rung) tới từng tai. Phải tiến hành đo trong buồng cách âm. Nối các điểm ngưỡng nghe ở các tần số tạo thành một biểu đồ gọi là thính lực đồ.

Người bệnh sẽ đeo chụp tai chuyên dụng và chú ý lắng nghe các âm thanh loại đơn âm do máy phát ra đưa thẳng vào tai. Nếu người được đo nghe được tín hiệu âm thanh thì phải bấm máy báo cho kỹ thuật viên biết.

Việc đo sẽ thực hiện trên 8 tần số với các mức cường độ âm thanh khác nhau. Thời gian đo sẽ mất khoảng từ 10-30 phút hoặc có thể hơn tùy vào sự hợp tác của người bệnh khi đo.

máy đo thính lực
Thiết bị đo Thính lực phổ biến hiện nay - Ảnh: interacoustics

Đo thính lực ở đâu tốt tại Hà Nội?

Để đo thính lực chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế đo thính lực đơn âm bằng máy và kỹ thuật viên có tay nghề vững vàng. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo và đến khám tại một số bệnh viện uy tín dưới đây. 

1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

bệnh viện hàng đầu về Tai Mũi Họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh tai mũi họng người lớn và trẻ em... Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

Bệnh viện có Khoa Thính học và Thăm dò chức năng với các bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm. Khoa còn có cả đội ngũ giáo viên phục hồi chức năng nghe nói cho bệnh nhân. Hiện nay, Khoa triển khai đầy đủ các thăm dò chức năng thính giác cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Các phương pháp kỹ thuật mới có thể kể đến như:

  • Đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR),Soi hoạt nghiệm thanh quản.
  • Phục hồi chức năng nghe nói cho bệnh nhân sau cấy điện cực ốc tai.
  • Đo thính lực đơn âm cho trẻ em và người lớn, đo thính lực lời, giám định sức nghe, đánh giá hiệu quả máy trợ thính.
  • Thăm dò các chức năng thính giác khách quan: đo âm ốc tai (OAE),đo điện thính giác thân não (ABR),đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR).
  • Tư vấn, hiệu chỉnh máy trợ thính...

2. Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 01 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế lớn tại Hà Nội, bệnh viện được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, chi phí thì hơi cao so với mặt bằng chung. 

Tại Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Việt Pháp có phương pháp đo thính lực. Phát hiện rối loạn thính giác (kiểm tra thính lực, đo điện trở biểu kiến, đo thính lực bằng âm phát ốc tai...),từ đó có thể xác định biện pháp điều trị, hoặc là phẫu thuật (ví dụ cho bệnh xơ xốp tai…),hoặc là đặt máy trợ thính trong trường hợp điếc tai trong.

Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Pháp rất tốt, có thể hẹn khám đúng giờ, đúng bác sĩ.

bác sĩ Bệnh viện Việt pháp đang khám lâm sàng
Bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp khám lâm sàng trước khi áp dụng các phương pháp đo Thính lực - Ảnh: Người dùng chia sẻ

3. Bệnh viện An Việt 

  • Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 

Bệnh viện An Việt là bệnh viện đa khoa tư nhân uy tín và chuyên sâu về Tai Mũi Họng tại Hà Nội. 

Bệnh viện An Việt hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp… Điển hình có:

  • PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị bệnh Tai Mũi Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy cắt nạo xoang XPS, Máy đo thính lực, Máy gây mê PM1, Kính hiển vi….

phòng cách âm đo thính lực
Phòng cách âm đo Thính lực hiện đại tại Bệnh viện An Việt - Ảnh: BV An Việt

Đo thính lực tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện trong điều kiện phù hợp (môi trường yên tĩnh, có phòng cách âm, đủ khoảng cách để bác sĩ đo...). Vì vậy, trước khi đi khám, bạn nên gọi điện hỏi trước xem bệnh viện, phòng khám đó có thực hiện đo thính lực không. Tốt nhất nên đến các bệnh viện lớn, bệnh viện uy tín (bệnh viện công và bệnh viện tư đều được). 

 
 
Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Nhan Trừng Sơn - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/