Gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2, độ 3 là gì? Có nguy hiểm không và điều trị thế nào
Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan >5% trọng lượng gan. Gồm 3 cấp độ: gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3.

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan >5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ là tên một loại bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật mà trong tế bào ở gan có dạng mỡ giọt và bong bóng mỡ có mức độ to nhỏ khác nhau.
Gan nhiễm mỡ được chia thành: gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ
Thông thường, bệnh gan nhiễm mỡ gần như không có triệu chứng điển hình, có thể có một số biểu hiện nhưng dễ bị bỏ qua.
Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, các biểu hiện xuất hiện rõ hơn, khi gặp các triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên đến ngay các địa chỉ Khám Gan uy tín để khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Một số triệu chứng như: người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, hoạt động trở nên yếu ớt, cơ thể khó chịu và hay buồn nôn… Cụ thể như sau:
Mệt mỏi
Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Rối loạn nội tiết
Trong nhóm những người gan nhiễm mỡ nặng có người có thể xuất hiện các triệu chứng ở nam giới như tuyến vú nam giới phát triển, teo tinh hoàn, chức năng cương dương gặp trở ngại, còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng của người bệnh giảm hoặc tăng...
Rối loạn tiêu hóa
Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Các biểu hiện như: Chán ăn, kém ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu,...
Vàng da
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến vàng da do nhiễm sắc tố mật, vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.
Thiếu hụt vitamin
Khi bị gan nhiễm mỡ do sự tích tụ của chất béo và thiếu vitamin trong chế độ ăn, nên cơ thể dễ xuất hiện triệu chứng thiếu hụt nhiều loại vitamin. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng...
Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh không nên chủ quan, mà nên có kế hoạch đi khám Tiêu hóa - Gan mật để chẩn đoán tình trạng và điều trị sớm. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được định hướng ban đầu.

Gan nhiễm mỡ độ 1
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của bệnh (lượng mỡ chiếm 5 - 10% tổng trọng lượng của gan).
Do là giai đoạn đầu nên gan nhiễm mỡ độ 1 có thể được xem là loại gan nhiễm mỡ nhẹ nhất và dễ chữa nhất so với các cấp độ khác của bệnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này lại không có một biểu hiện rõ ràng nào nên rất khó có thể phát hiện, chỉ khi người bệnh đi khám mới biết.
Gan nhiễm mỡ độ 1 có thể dễ điều trị và không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Nhưng đừng vì thế mà chủ quan, lơ là. Khá nhiều người không quan tâm đến sức khỏe, ít đi khám thường xuyên, dẫn đến không phát hiện bệnh kịp thời. Hay dù biết bệnh nhưng do thiếu hiểu biết mà không tìm cách điều trị nên bệnh ngày càng nghiêm trọng, tổn thương gan tăng dần.
Gan nhiễm mỡ độ 2
Ở giai đoạn này bệnh đã phát triển nặng hơn, lượng mỡ chiếm khoảng 10 – 25% trọng lượng gan.
Khi siêu âm, sẽ thấy các mô mỡ đã lan tỏa trên nhu mô gan, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan đã bị giảm nhiều, khó xác định. Thường khi bị gan nhiễm mỡ độ 2 nhiều người vẫn không phát hiện ra mình bị bệnh do vẫn chưa có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài.
Đến giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 2 thì bệnh sẽ phát triển nhanh hơn. Vậy nên, không chỉ áp dụng các biện pháp trong chế độ ăn uống mà chúng ta cần kết hợp sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ gan mật.
Tuyệt đối không được uống thuốc hay sử dụng những biện pháp điều trị nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đến giai đoạn này bạn nên kiêng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và chất có cồn.
Gan nhiễm mỡ độ 3
Khi lượng mỡ vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Giai đoạn này gan đã trở nên đáng lo ngại, mức độ tổn thương gan đã nghiêm trọng hơn nên việc điều trị là vô cùng cần thiết để tránh xảy ra các thương tổn nặng hơn cho gan như xơ gan, suy gan.
Ở giai đoạn này, bề mặt gan căng ra, bạn có cảm giác đau tức hoặc nặng ở vùng hạ sườn phải. Kéo theo đó là men gan tăng cao, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, vàng da, dị ứng, mề đay…
Sự thâm nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm giảm quá trình "tiêu hủy" acid béo ở gan, tế bào gan bị "biến dạng" và chức năng gan bị suy giảm. Để biết được tình trạng bệnh nên tới các bệnh viện, phòng khám Gan uy tín để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh sớm tránh dẫn tới tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Gan giống như một tấm lưới lọc máu để cho ra máu “sạch”, máu trong hệ tuần hoàn phải đi qua gan rồi mới trở ra hệ tuần hoàn lại.
Trong các chức năng ấy thì chuyện chuyển hóa - khử độc là rất quan trọng. Vì nếu khả năng này suy giảm thì cơ thể sẽ bị ngộ độc, thuốc men uống vào cũng phải được gan chuyển hóa thì mới có tác dụng được cũng như đào thải ra ngoài.
Như đã nói ở trên, dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ không rõ ràng, khiến chúng ta mơ hồ, khó nhận biết. Đây cũng là lý do nhiều người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn 2, giai đoạn 3. Diễn biến nặng của gan nhiễm mỡ là xơ gan, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ sẽ không nguy hiểm nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, gan vẫn chưa bị thoái hóa hoàn toàn, nếu có biện pháp điều trị kịp thời thì tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể. Chính vì thế, cách phòng tránh và điều trị bệnh tốt nhất là đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa gan chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào
Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 1 còn nhẹ, các tế bào gan giảm chức năng không đáng kể. Lúc này, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tăng cường vận động là có thể cải thiện được tình trạng suy yếu của gan.
Nhưng khi gan nhiễm mỡ tăng ở mức độ 2 hay 3 thì bệnh đã trở nên đáng lo ngại, mức độ tổn thương gan đã nghiêm trọng hơn nên việc điều trị là vô cùng cần thiết để tránh xảy ra các thương tổn nặng hơn cho gan.
Một lưu ý đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc bổ gan, làm mát gan. Những loại thuốc này vốn có tác dụng tăng cường giải độc và sức đề kháng cho gan nhưng nếu không dùng đúng cách thì từ lợi sẽ biến thành hại, gan từ mức độ tổn thương ít, sau khi dùng thuốc sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, tốt nhất trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa gan đang điều trị để nhận được những lời tư vấn cụ thể và chính xác nhất về chế độ dinh dưỡng cũng như liệu pháp điều trị.
Điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là phòng bệnh để dự phòng và làm giảm nguy cơ gây ra gan nhiễm mỡ. Cụ thể như sau:
- Tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, chơi bóng bàn, cầu lông… ít nhất là 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Chơi thể thao làm giảm cholesterol, tăng HDL-c, giảm đông máu.
- Thực hiện chế độ giảm cân.
- Không nên hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm nhịp tim nhanh, cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Nên ăn cá và các chế phẩm từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, tương… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Ăn hạn chế phủ tạng động vật, trứng.
- Hạn chế ăn mỡ và dùng dầu thực vật thay mỡ trong chế biến thực phẩm (dầu oliu, dầu nành, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu vừng).
- Uống chè xanh thay cho cà phê.
- Không ăn nhiều đường, bánh kẹo, hoa quả nhiều đường.
- Tránh lao động trí óc quá căng thẳng, lao động chân tay quá sức. Tránh căng thẳng, lo lắng, giận dữ, buồn phiền.
- Tránh các thuốc độc cho gan, nhất là các thuốc gây gan nhiễm mỡ như đã trình bày ở trên.
Nếu đang bị gan nhiễm mỡ thì hãy nhớ rằng đừng vì thế mà cảm thấy bi quan trong cuộc sống. Người bệnh hoàn toàn có thể đảo ngược lại tình hình bằng việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao và tránh xa bia rượu để giúp cơ thể có được sức khỏe tốt và đẩy lùi căn bệnh này.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Top 7 bác sĩ chuyên khoa Gan mật giỏi tại Hà Nội
6 bệnh viện công lập khám chữa bệnh Gan uy tín tại Hà Nội
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân và triệu chứng? Khám gan nhiễm mỡ tại Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan ở đâu tốt tại Hà Nội?
5 địa chỉ khám chữa bệnh gan nhiễm mỡ tốt ở Hà Nội
5 bác sĩ Phẫu thuật Gan mật giỏi tại Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi