Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em hiện nay. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ gây ra các triệu chứng như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mất nước nôn mửa,…Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách trẻ rất dễ mất nước điện giải nặng và thậm chí tử vong.
Vì vậy, ngoài vấn đề điều trị tích cực của các chuyên gia y tế, việc chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota cực kỳ quan trọng. Cùng tìm hiểu các phương pháp chăm sóc trẻ qua bài viết dưới đây.
Trẻ khi nhiễm Rotavirus sẽ có triệu chứng đi ngoài phân nhiều nước nên thường bị mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên trẻ bị tiêu chảy đường ruột vẫn hấp thu nước được, vì vậy phải cho trẻ uống bù nước ngay khi thấy trẻ bị tiêu chảy.
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhiễm Rotavirus gây tiêu chảy, việc bù nước đúng cách là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân.
Các dung dịch bù nước phổ biến bao gồm dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hoặc gói hydrite. Việc pha dung dịch đúng cách đóng vai trò quan trọng để đảm bảo trẻ hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đối với ORS, mỗi gói lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để để nguội hoặc 1 gói nhỏ pha với 200 ml nước chín. Việc bỏ đi dung dịch đã pha quá 24 giờ là quy tắc quan trọng.
Trong trường hợp không có dung dịch oresol, nước cháo muối có thể là một lựa chọn thay thế. Pha nước cháo muối bằng cách đun nhừ một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), lọc để thu được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.
Nếu trẻ không có biểu hiện mất nước, tức là trẻ tỉnh táo, khóc có nước mắt, mắt không trũng, uống nước bình thường, môi không khô,trẻ có thể được điều trị tại nhà, cho cho uống nhiều loại dung dịch như oresol, nước cháo muối, nước hoa quả ít đường, súp, nước canh.
Lượng dung dịch bù nước cần phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
Nếu trẻ không ưa mùi vị của dung dịch bù nước này, có thể thay thế bằng dung dịch khác hoặc sử dụng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây khi số lần tiêu chảy giảm (2-3 lần mỗi ngày).
Nếu trẻ nôn, cần đợi 10 phút trước khi tiếp tục cho uống, nhưng cần giảm tốc độ uống và tăng thời gian giữa các lần uống.Dành thời gian cho trẻ uống từng ít một, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi.
Trẻ cần được đưa đến bác sĩ ngay nếu:
Trẻ cần được khám, điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế khi:
Để trẻ không bị sụt cân, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thức ăn nên được chuẩn bị mềm và lỏng hơn bình thường, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).
Đặc biệt, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ với khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ giúp giảm áp lực trên đường tiêu hóa của trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ là rất quan trọng và cần được khuyến khích.Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, có vai trò quan trọng khi trẻ đang phải đối mặt với tiêu chảy.
Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, nên duy trì chế độ bình thường. Trong trường hợp trẻ có hiện tượng kém dung nạp lactose, nên thay đổi sữa theo hướng dẫn của bác sĩ và sau khi hết tiêu chảy, trở lại chế độ sữa bình thường.
Trẻ lớn hơn cần được cung cấp đủ khẩu phần, không nên buộc trẻ nhịn ăn hay kiêng khem. Thức ăn cần được nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
Nếu phải dùng thức ăn đã nấu sẵn, cần đun lại trước khi cho trẻ ăn. Việc bổ sung quả chín hoặc nước quả như chuối, cam, xoài cũng là một lựa chọn tốt.
Các lưu ý khi cung cấp dinh dưỡng cho trẻ
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ từ phía người chăm sóc để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và an toàn. Vì vậy khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ trẻ tiêu chảy do virus Rota cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.