Hội chứng ruột kích thích là gì? Có chữa khỏi được không?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 17/01/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ruột, là một rối loạn thường gặp và có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng).

Hội chứng ruột kích thích là gì? Có chữa khỏi được không?
Image: Health News Review

Khái niệm Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể còn khá xa lạ với mọi người, nhưng những cái tên như: hội chứng đại tràng kích thích, viêm đại tràng co thắt thì đã được nhắc đến rất nhiều. Đây đều là những tên gọi khác của Hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích là gì

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ruột, là một rối loạn thường gặp và có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Có thể hiểu như sau: các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích.

Rối loạn chức năng có nghĩa là có vấn đề với chức năng của một phần cơ thể, và không có tổn thương nào ở cấu trúc. Như vậy, trong Hội chứng ruột kích thích, chức năng của ruột bị rối loạn, nhưng cả đường tiêu hóa có cấu trúc bình thường.

Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Triệu chứng ruột kích thích

Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hoá, ngoài ra còn có biểu hiện tại các cơ quan khác.

Các triệu chứng về tiêu hoá

  • Đau và khó chịu ở bụng, thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Độ dài của mỗi cơn đau là khác nhau. Đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.
  • Đầy hơi, trướng bụng. Sau khi ngủ dậy thì không bị hoặc chỉ trướng bụng nhẹ, sau đó tăng dần.
  • Thay đổi tính chất phân:
    • Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.
    • Đôi khi phân trở nên nhỏ, đôi khi lại kèm nước, cũng có khi có chất nhầy.
    • Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay, thường xuất hiện vào buổi sáng.
    • Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện.
Đầy hơi, trướng bụng là một trong những triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích - Image: Chemists World

Các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hoá

Đau nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, liệt dương ở nam, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, hồi hộp, đau ngực, nóng bừng mặt, chóng mặt.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không

Hội chứng tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại mang đến cho bệnh nhân nhiều khó chịu. Việc điều trị bệnh không dễ dàng, đòi hỏi cả bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và bệnh nhân phải rất kiên nhẫn.

  • Tiêu chảy và táo bón, cả 2 triệu chứng này của Hội chứng ruột kích thích, có thể khiến bệnh trĩ nặng thêm (nếu có).
  • Khi bị Hội chứng ruột kích thích, ban đầu thường có những rối loạn chức năng, ví dụ như tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, chức năng tạo phân, bài tiết ra bên ngoài... Khi những rối loạn đó lặp đi lặp lại mà không điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những tổn thương thực thể và có thể đưa đến những hậu quả xấu.
  • Những người bị hội chứng ruột kích thích có thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

Nên ăn gì

  • Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự hạn chế bớt các loại thức ăn đó.
  • Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ...
  • Không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.
  • Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Có những người chỉ xảy ra tiêu chảy sau ăn vào một giờ nhất định, do vậy, nên tránh ăn vào giờ đó.
  • Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ. Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Tránh các thức ăn khô, nhiều gia vị.
  • Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.
  • Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.
  • Có thể lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh nên đi khám định kỳ tại bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa uy tín để nhanh khỏi bệnh. 

Nên bổ sung các rau, củ, quả sạch trong các bữa ăn - Image: Time Magazine

Không nên ăn

  • Không nên ăn quá no vào buổi tối
  • Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá...)
  • Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay
  • Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt
  • Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê...
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm.

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không

Mặc dù là bệnh lành tính không gây tử vong nhưng điều trị lại khó có khả năng khỏi hẳn. Việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng. 

Điều trị Hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào các triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.

Tùy theo triệu chứng nổi trội là gì mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các nhóm thuốc khác nhau, ví dụ như: thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần kinh…

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ Tiêu hóa tư vấn, khám chữa từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-lanh-tinh-nhung-kho-tri-vi-sao-n114490.html
2. https://yhoccongdong.com/thongtin/hoi-chung-ruot-kich-thich/
3. https://www.dieutri.vn/tieuhoa/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs
4. http://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-n133893.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/