Khám Tiêu hóa: 3 điều quan trọng cần chuẩn bị

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 05/01/2019, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nên chuẩn bị gì trước khi đi khám tiêu hóa để có một buổi đi khám thành công? 3 lưu ý gồm: Lưu ý khi nội soi, Khi bác sĩ hỏi bệnh và Lưu ý về các giấy tờ cần mang theo.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Chuẩn bị trước khi đi khám tiêu hóa
Chuẩn bị trước khi đi khám tiêu hóa

Để đi khám tiêu hóa thành công, bên cạnh chuyên môn của bác sĩ, địa chỉ khám tiêu hóa uy tín người bệnh cũng cần phải chuẩn bị thật cẩn thận những vấn đề cần thiết trước khi đến gặp bác sĩ.

Tiêu hóa đặc biệt hơn các chuyên khoa khác ở chỗ có thể phải nội soi. Vậy, người đi khám tiêu hóa cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

3 lưu ý quan trọng cần chuẩn bị trước khi đi khám Tiêu hóa

Có 3 điều quan trọng mà BookingCare muốn lưu ý với bệnh nhân trước khi đi khám tiêu hóa như sau:

1. Chuẩn bị Nội soi 

Đối với người đi khám tiêu hóa, nội soi là phương pháp được chỉ định nhiều. Người bệnh cần lưu ý: 

Đối với nội soi dạ dày

  • Nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước nội soi
  • Nhịn uống 2 – 3 tiếng trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ
  • Đối với phụ nữ: Báo với bác sĩ tiêu hóa nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Đối với nội soi đại tràng

  • Kết thúc bữa tối trước 20h tối hôm trước
  • Để giúp đại tràng sạch hơn, 3 - 4 ngày trước nội soi, nên ăn nhẹ và dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa: bánh mỳ, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng...
  • Cần tránh những thực phẩm như: bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, ngô...
  • Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt; nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Tránh xa các loại nước có màu xanh, đỏ, tím bởi những loại thực phẩm có màu có thể khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng hơn.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ.
Nội soi là một trong những phương pháp quan trọng để chẩn đoán bệnh tiêu hóa
Nội soi là một trong những phương pháp quan trọng để chẩn đoán bệnh tiêu hóa - Ảnh: BV Bảo Sơn 

2. Liệt kê đầy đủ các triệu chứng đang mắc phải

Bạn phải đi khám tiêu hóa khi mắc phải các triệu chứng bất thường về hệ tiêu hóa. Trước khi tới bệnh viện, phòng khám tiêu hoá, người bệnh có thể dành ra một khoảng thời gian trước đó liệt kê hết những triệu chứng mà mình gặp phải ra giấy và trao đổi với bác sĩ.

Lưu ý rằng, bạn nên kể hết các triệu chứng mình mắc phải với bác sĩ phụ trách vì thông tin càng rõ thì bác sĩ càng chẩn đoán chính xác hơn. Đối với người mắc bệnh tiêu hóa, một số triệu chứng cần lưu ý đó là:

  • Đau bụng: có thể là đau bụng âm ỉ, quặn đau, đau thượng vị, đau bụng dưới, đau ngắt quãng…
  • Buồn nôn hoặc muốn nôn: có thể là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
  • Ợ: ợ hơi, cợ chua, ợ nước… hay là ợ lên thức ăn vừa mới ăn. Rất có thể là bị trào ngược dạ dày hay rối loạn ống tiêu hóa.
  • Thói quen đi vệ sinh và màu sắc của chất thải: đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, phân quả rắn hoặc quá lỏng, màu sắc bất thường. Đặc biệt chú ý nếu phân có màu xanh đen hay đen như bã cà phê, phân sống, phân có chất nhầy kèm theo máu, mủ hay bọt,…
  • Bị tiêu chảy
  • Các triệu chứng khác như mệt mỏi, khó ngủ và dễ cáu gắt cũng là biểu hiện cho thấy đường tiêu hóa của bạn có vấn đề cần được thăm khám.
Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu hóa
Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu hóa - Ảnh: 24h

3. Chuẩn bị về giấy tờ và thông tin về sức khỏe hiện tại

Người đi khám cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng như:

  • Thẻ Bảo hiểm Y tế
  • Chứng minh thư, giấy tờ tùy thân quan trọng
  • Giấy chuyển tuyến (nếu có khi đi khám tại các bệnh viện tuyến trên)...

Đây là những giấy tờ cần thiết người bệnh cần mang theo khi đi khám tiêu hóa cũng như đi khám bệnh thông thường. Đặc biệt, giấy chuyển tuyến và thẻ BHYT rất quan trọng vì đây là căn cứ để bệnh nhân được giảm viện phí.

Bên cạnh giấy tờ hành chính, người bệnh cũng cần mang theo:

  • Đơn thuốc mà mình đang sử dụng
  • Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của lần khám gần nhất
  • Các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng do mắc bệnh bẩm sinh: hen suyễn, tim,…

Đặt lịch khám Tiêu hóa với bác sĩ giỏi 

BookingCare là Nền tảng Đặt lịch khám bệnh, kết nối bệnh nhân với bác sĩ và cơ sở y tế uy tín. Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa chính mà BookingCare đang hỗ trợ Đặt lịch. 

Bệnh nhân có thể tham khảo danh sách bác sĩ giỏi, cơ sở y tế uy tín dưới đây để lựa chọn khi đi khám: Lịch bác sĩ khám chữa bệnh Tiêu hóa 

Dặn dò thêm 

Bên cạnh 3 điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi đi khám tiêu hóa được liệt kê ở phía trên, BookingCare cũng có một vài lưu ý khác cho quý bệnh nhân như sau:

  • Khi đi khám tiêu hóa nên mặc quần áo thoải mái để bác sĩ dễ khám và dễ làm các chỉ định như siêu âm, nội soi, xét nghiệm,…
  • Nếu bệnh nhân là người già và trẻ em, người đang bệnh yếu thì cần có người thân đi cùng và hỗ trợ kể ra các triệu chứng mà họ mắc phải với bác sĩ.
  • Người bệnh không nên đeo quá nhiều trang sức hay trang điểm khi đi khám bệnh.

Trên đây là một số điều quan trọng mà người đi khám tiêu hóa cần tham khảo và chuẩn bị trước khi đến khám với bác sĩ. BookingCare chúc quý độc giả có một buổi đi khám thành công.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/di-sieu-am-can-luu-y-dieu-gi-n101029.html
2. https://suckhoedoisong.vn/10-trieu-chung-benh-duong-tieu-hoa-khong-the-bo-qua-n145733.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/