Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai: Kinh nghiệm đi khám và lưu ý quan trọng
Nếu bạn đang tìm hiểu để đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai thì có thể tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ thêm về địa chỉ này.
Có thể nhiều người còn chưa biết về Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Khoa này chuyên khám chữa những bệnh gì… Trên thực tế, tại khu vực miền Bắc thì đây là một trong những đơn vị tuyến cuối, mạnh và chuyên sâu hàng đầu về bệnh truyền nhiễm.
Nếu bạn đang tìm hiểu để đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai thì có thể tham khảo một số nội dung dưới đây để hiểu rõ thêm về địa chỉ này.
1. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
Giới thiệu chung
Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối trong khám bệnh và điều trị các bệnh Truyền nhiễm. Có uy tín cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván nặng, sốt xuất huyết...
Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập vào năm 1911 do người Pháp xây dựng với tên gọi ban đầu “Bệnh viện Lây Cống Vọng”. Đây cũng là tiền thân của khoa Truyền nhiễm và cũng là tiền thân của bệnh viện Bạch Mai ngày nay.
Ngoài chức năng tiếp nhận chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch truyền nhiễm, khoa còn là nơi đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn Truyền nhiễm - Trường đại học Y Hà Nội.
Số điện thoại
- 0243 8689 963
Địa chỉ
- Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Vị trí
- Tòa nhà 3 tầng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai
Hướng dẫn đi lại
Đi từ cổng 78 Giải Phóng: Cổng vào rẽ trái → đến quầy thuốc bệnh viện rẽ phải → đi thẳng đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế (phía bên tay trái) thì rẽ trái → sau đó cứ đi dọc theo đường chính đến nhà tròn → đi theo đường bên cạnh nhà tròn là đến Khoa Truyền nhiễm.
Khoa Truyền nhiễm có khám bệnh không
Hiện nay, có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa dành cho bệnh nhân đến khám, tái khám và cần tư vấn về nhóm bệnh này.
Lượng bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm không phải quá đông, nhưng nếu đi khám, bạn vẫn nên đến sớm để lấy số khám trước. Nên đi khám buổi sáng để nếu cần xét nghiệm gì thì sẽ có kết quả ngay trong ngày.
2. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai khám chữa những bệnh gì
Có nhiều mặt bệnh Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai đang nhận khám và điều trị, trong đó có các bệnh sau:
- Bại liệt
- Bệnh cúm
- Bệnh dại
- Bệnh đậu mùa
- Bệnh dịch hạch
- Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- Bệnh do Virus Héc-péc
- Bệnh giang mai
- Bệnh Lao phổi
- Bênh lậu
- Bệnh sởi
- Sốt xuất huyết
- Bệnh sốt phát ban
- Bệnh tả
- Bệnh tay - chân - miệng
- Bệnh thủy đậu
- Tiêu chảy cấp
- Bệnh uốn ván
- Viêm gan virus (A, B, C, D, E)
- Viêm màng não mô cầu…
Trong thời gian qua, khoa đã hoàn thành tốt công tác chống dịch, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay - chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue 2009, dịch sởi 2014, dịch Sốt xuất huyết Dengue 2015,… Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola (2014),ứng phó với Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV (2015)...
3. Một số bác sĩ đã và đang làm việc tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
Những thông tin này sẽ giúp bạn biết thêm một số bác sĩ giỏi về Truyền nhiễm, từ đó nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh cho mình và người thân.
Bác sĩ đang làm việc tại Khoa
TS.BS Đoàn Thu Trà
- Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm
- Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp
TS.BS Đỗ Duy Cường
- Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
- Trưởng phòng khám ngoại trú HIV/AIDS - Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
- Bác sĩ Cường là giảng viên quốc gia về Chăm sóc giảm nhẹ, thành viên của Hiệp hội Quốc tế về Chăm sóc Cận tử và Giảm nhẹ (IAHPC)
TS.BS Nguyễn Văn Dũng - bác sĩ chuyên khóa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa
PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc
- Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm
- Bác sĩ Ngọc có kinh nghiệm trên 35 năm trong khám và điều trị bệnh Truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm gan virus (viêm gan B, C, D, E) và HIV/AIDS
- Bác sĩ đã nghỉ hưu và hiện nay có lịch khám tại Bệnh viện Medlatec
TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy
- Bác sĩ Thủy học tập, tu nghiệp về chuyên ngành Truyền nhiễm và Y học lâm sàng Nhiệt đới tại Nga, Thái Lan.
- Bắt đầu làm việc tại Bạch Mai từ năm 1988
- Bác sĩ Thủy làm việc chủ yếu trong lĩnh vực lâm sàng các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, trong đó có chăm sóc và điều trị HIV, tham gia nhiều nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS
- Bác sĩ Thủy là thành viên nhóm kỹ thuật quốc gia xây dựng các hướng dẫn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực HIV/AIDS.
4. Những ai nên khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, hiện nay tại các bệnh viện tuyến dưới cũng có các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị bệnh truyền nhiễm. Do vậy, bạn có thể khám trước ở những đơn vị này, vừa để thuận tiện trong việc đi lại, chăm sóc, vừa được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến.
Nhưng nếu bạn đã khám nhưng chưa tìm ra bệnh, có bệnh nhưng điều trị lâu ngày không cải thiện hoặc muốn đi khám ở bệnh viện tuyến trên để yên tâm hơn thì có thể xem xét và đi khám chữa tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là, nếu từ tỉnh đi đến sẽ tốn kém nhiều khoản chi phí như ăn uống, đi lại, chỗ ăn chỗ ngủ…
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề dưới đây thì có thể cân nhắc đến việc đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai:
- Các bệnh viêm gan virus: viêm gan B, viêm gan C, viêm gan A, E…
- Bệnh cúm: cúm A H5N1, cúm H1N1…
- Bệnh dại
- Bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, đậu mùa...
- Bại liệt
- Bệnh dịch hạch
- Bệnh tả, tiêu chảy cấp, uốn ván
- Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- Bệnh do Virus Héc-péc
- Bệnh giang mai, bệnh lậu
- Bệnh Lao phổi
- Sốt xuất huyết
- Bệnh sốt phát ban
- Bệnh tay - chân - miệng
- Viêm màng não mô cầu…
- Và một số bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.
5. Lưu ý khi đi khám tại Khoa Truyền nhiễm
Ở bệnh viện sẽ có thuốc, dung dịch, dụng cụ để khử trùng thường xuyên để virus không tồn tại trong môi trường, nhưng chuyên khoa truyền nhiễm khá đặc thù vì tính lây nhiễm từ người này sang người khác nếu có yếu tố thuận lợi. Nên để an toàn hơn, khi đi khám bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Chuẩn bị cho mình khẩu trang sạch, chất lượng tốt để đeo khi ngồi chờ khám
- Trừ trường hợp đưa trẻ đi khám chữa bệnh, nếu không thì không nên đưa trẻ đi theo cùng vì hệ miễn dịch của trẻ kém, có thể chưa chống lại được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
- Tốt nhất không nên đi khám khi cơ thể có vết thương hở (vì nhiều virus lây qua đường máu và các vết thương hở). Nếu chẳng may bị thương thì nên giữ gìn cẩn thận, nên băng bó và có thể tháo ra sau.
- Vấn đề ăn uống, vệ sinh tại đó cũng nên được chú ý vì một số virus lây qua đường ăn uống và lây qua phân (như viêm gan A, viêm E…)
6. Giá dịch vụ tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn tự tin hơn và đi khám chữa bệnh tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai được dễ dàng hơn.