Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai: Kinh nghiệm đi khám và lưu ý quan trọng

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 02/03/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nếu bạn đang tìm hiểu để đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai thì có thể tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ thêm về địa chỉ này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai: Kinh nghiệm đi khám và lưu ý quan trọng
Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BookingCare)

Có thể nhiều người còn chưa biết về Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Khoa này chuyên khám chữa những bệnh gì… Trên thực tế, tại khu vực miền Bắc thì đây là một trong những đơn vị tuyến cuối, mạnh và chuyên sâu hàng đầu về bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn đang tìm hiểu để đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai thì có thể tham khảo một số nội dung dưới đây để hiểu rõ thêm về địa chỉ này.

1. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Giới thiệu chung

Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối trong khám bệnh và điều trị các bệnh Truyền nhiễm. Có uy tín cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván nặng, sốt xuất huyết...

Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập vào năm 1911 do người Pháp xây dựng với tên gọi ban đầu “Bệnh viện Lây Cống Vọng”. Đây cũng là tiền thân của khoa Truyền nhiễm và cũng là tiền thân của bệnh viện Bạch Mai ngày nay.

Ngoài chức năng tiếp nhận chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch truyền nhiễm, khoa còn là nơi đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn Truyền nhiễm - Trường đại học Y Hà Nội.

Số điện thoại

  • 0243 8689 963

Địa chỉ

  • Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Vị trí

  • Tòa nhà 3 tầng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

Hướng dẫn đi lại

Hướng dẫn đường đi đến Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai (Minh họa: BookingCare)

Đi từ cổng 78 Giải Phóng: Cổng vào rẽ trái → đến quầy thuốc bệnh viện rẽ phải → đi thẳng đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế (phía bên tay trái) thì rẽ trái → sau đó cứ đi dọc theo đường chính đến nhà tròn → đi theo đường bên cạnh nhà tròn là đến Khoa Truyền nhiễm. 

Khoa Truyền nhiễm có khám bệnh không 

Hiện nay, có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa dành cho bệnh nhân đến khám, tái khám và cần tư vấn về nhóm bệnh này.

Lượng bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm không phải quá đông, nhưng nếu đi khám, bạn vẫn nên đến sớm để lấy số khám trước. Nên đi khám buổi sáng để nếu cần xét nghiệm gì thì sẽ có kết quả ngay trong ngày.

Phòng khám của Khoa Truyền nhiễm (Ảnh: BookingCare)

2. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai khám chữa những bệnh gì

Có nhiều mặt bệnh Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai đang nhận khám và điều trị, trong đó có các bệnh sau:

  • Bại liệt
  • Bệnh cúm
  • Bệnh dại
  • Bệnh đậu mùa
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
  • Bệnh do Virus Héc-péc
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Lao phổi
  • Bênh lậu
  • Bệnh sởi
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh tả
  • Bệnh tay - chân - miệng
  • Bệnh thủy đậu
  • Tiêu chảy cấp
  • Bệnh uốn ván
  • Viêm gan virus (A, B, C, D, E)
  • Viêm màng não mô cầu…

Trong thời gian qua, khoa đã hoàn thành tốt công tác chống dịch, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay - chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue 2009, dịch sởi 2014, dịch Sốt xuất huyết Dengue 2015,… Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola (2014),ứng phó với Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV (2015)...

Tư vấn và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: bachmai.gov.vn)

3. Một số bác sĩ đã và đang làm việc tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Những thông tin này sẽ giúp bạn biết thêm một số bác sĩ giỏi về Truyền nhiễm, từ đó nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh cho mình và người thân.

Bác sĩ đang làm việc tại Khoa

TS.BS Đoàn Thu Trà

  • Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm
  • Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp

TS.BS Đỗ Duy Cường

  • Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trưởng phòng khám ngoại trú HIV/AIDS - Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ Cường là giảng viên quốc gia về Chăm sóc giảm nhẹ, thành viên của Hiệp hội Quốc tế về Chăm sóc Cận tử và Giảm nhẹ (IAHPC)

TS.BS Nguyễn Văn Dũng - bác sĩ chuyên khóa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc

  • Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm
  • Bác sĩ Ngọc có kinh nghiệm trên 35 năm trong khám và điều trị bệnh Truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm gan virus (viêm gan B, C, D, E) và HIV/AIDS
  • Bác sĩ đã nghỉ hưu và hiện nay có lịch khám tại Bệnh viện Medlatec

TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy

  • Bác sĩ Thủy học tập, tu nghiệp về chuyên ngành Truyền nhiễm và Y học lâm sàng Nhiệt đới tại Nga, Thái Lan.
  • Bắt đầu làm việc tại Bạch Mai từ năm 1988
  • Bác sĩ Thủy làm việc chủ yếu trong lĩnh vực lâm sàng các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, trong đó có chăm sóc và điều trị HIV, tham gia nhiều nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS
  • Bác sĩ Thủy là thành viên nhóm kỹ thuật quốc gia xây dựng các hướng dẫn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực HIV/AIDS.
TS.BS Đỗ Duy Cường trong chương trình sức khỏe của báo Sức khỏe đời sống (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

4. Những ai nên khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, hiện nay tại các bệnh viện tuyến dưới cũng có các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị bệnh truyền nhiễm. Do vậy, bạn có thể khám trước ở những đơn vị này, vừa để thuận tiện trong việc đi lại, chăm sóc, vừa được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến.

Nhưng nếu bạn đã khám nhưng chưa tìm ra bệnh, có bệnh nhưng điều trị lâu ngày không cải thiện hoặc muốn đi khám ở bệnh viện tuyến trên để yên tâm hơn thì có thể xem xét và đi khám chữa tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là, nếu từ tỉnh đi đến sẽ tốn kém nhiều khoản chi phí như ăn uống, đi lại, chỗ ăn chỗ ngủ…

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề dưới đây thì có thể cân nhắc đến việc đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai:

  • Các bệnh viêm gan virus: viêm gan B, viêm gan C, viêm gan A, E…
  • Bệnh cúm: cúm A H5N1, cúm H1N1…
  • Bệnh dại
  • Bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, đậu mùa...
  • Bại liệt
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh tả, tiêu chảy cấp, uốn ván
  • Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
  • Bệnh do Virus Héc-péc
  • Bệnh giang mai, bệnh lậu
  • Bệnh Lao phổi
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh tay - chân - miệng
  • Viêm màng não mô cầu…
  • Và một số bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

5. Lưu ý khi đi khám tại Khoa Truyền nhiễm 

Ở bệnh viện sẽ có thuốc, dung dịch, dụng cụ để khử trùng thường xuyên để virus không tồn tại trong môi trường, nhưng chuyên khoa truyền nhiễm khá đặc thù vì tính lây nhiễm từ người này sang người khác nếu có yếu tố thuận lợi. Nên để an toàn hơn, khi đi khám bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chuẩn bị cho mình khẩu trang sạch, chất lượng tốt để đeo khi ngồi chờ khám
  • Trừ trường hợp đưa trẻ đi khám chữa bệnh, nếu không thì không nên đưa trẻ đi theo cùng vì hệ miễn dịch của trẻ kém, có thể chưa chống lại được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Tốt nhất không nên đi khám khi cơ thể có vết thương hở (vì nhiều virus lây qua đường máu và các vết thương hở). Nếu chẳng may bị thương thì nên giữ gìn cẩn thận, nên băng bó và có thể tháo ra sau.
  • Vấn đề ăn uống, vệ sinh tại đó cũng nên được chú ý vì một số virus lây qua đường ăn uống và lây qua phân (như viêm gan A, viêm E…)

6. Giá dịch vụ tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai 

Bảng giá xét nghiệm tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BookingCare)

Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn tự tin hơn và đi khám chữa bệnh tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai được dễ dàng hơn.

 
 
Tài liệu tham khảo
http://bachmai.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-ve-benh-vien-menuleft-27/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-truyen-nhiem-menuleft-159
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/