Kinh nghiệm và chi phí sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 20/12/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare sẽ chia sẻ kinh nghiệm đi sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và chi phí cụ thể để các mẹ bầu tham khảo.

Kinh nghiệm và chi phí sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Với những bà mẹ lần đầu trải nghiệm qua cảm giác mang thai và vượt cạn, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, đặc biệt là những ai đang có ý định sinh con ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sắp tới đây.

Để giúp các mẹ yên tâm hơn khi lựa chọn đăng ký sinh tại bệnh viện, dưới đây là những thông tin chi tiết được chúng tôi tổng hợp, từ thủ tục nhập viện đến quá trình sinh con… tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích phần nào cho các mẹ bầu lần đầu mang thai và trải nghiệm hành trình "vượt cạn" tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Bài viết có những nội dung: 

  • Thông tin liên hệ 
  • Sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 
  • Bảng giá
  • Chia sẻ thực tế của các chị em 
  • Lưu ý khi sinh 

Thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Cổng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 

1. Địa chỉ 

  • Cổng chính: Số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội
  • Cổng phụ: Ngõ 80 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội 

2. Điện thoại

  • 0243 8343 181 (cấp cứu)
  • Hoặc 01679 15 15 15

3. Thời gian làm việc 

  • Bệnh viện làm việc từ 7h – 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
  • Thứ 7, chủ nhật: bệnh viện có làm việc, nhưng theo hình thức dịch vụ. Từ 8h – 16h.

4. Các dịch vụ tại Bệnh viện

  • Đẻ mổ theo yêu cầu
  • Khám chữa bệnh theo yêu cầu
  • Đặt giường theo yêu cầu
  • Hỗ trợ sinh sản

5. Một số bác sĩ giỏi 

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có nhiều bác sĩ giỏi, nổi tiếng, được nhiều chị em tin tưởng. Có nhiều bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng đang khám tại Phòng khám, Bệnh viện tư ngoài giờ:

Bác sĩ CKI Lương Thị Thanh Bình

  • Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Chứng chỉ điều trị vô sinh hiếm muộn năm 1999
  • Chứng chỉ sàng lọc phát hiện ung thư phụ khoa
  • Thành viên Hội Sản phụ khoa Việt Nam

Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh 

  • Nguyên Trưởng khoa Sản bệnh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Nguyên Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Nguyên Phó Trường khoa phụ trách phòng Đẻ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 

1. Thủ tục nhập viện

Để được sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, bắt buộc các mẹ bầu phải làm hồ sơ sinh tại đây.

Bệnh viện sẽ tiếp nhận hồ sơ sinh của sản phụ khi được 36 tuần (sớm hơn bệnh viện không nhận),các mẹ bầu thăm khám thai ở nơi khác cũng có thể mang kết quả đến bệnh viện để đăng ký và làm hồ sơ sinh.

Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong quá trình từ khám thai và sinh con bạn nên lựa chọn đăng ký khám thai ngay từ những tuần đầu của thai kỳ. Chị em đăng ký sinh từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính.

Tránh trường hợp bối rối khi bà bầu chuyển dạ, gia đình thai phụ nên chuẩn bị các giấy tờ nhập viện trước khi đến ngày dự sinh. Khi làm thủ tục nhập viện, bác sĩ sẽ quyết định cho chị em chuyển vào phòng sinh hay phòng chờ sinh.

Các giấy tờ người nhà cần xuất trình để làm thủ tục nhập viện bao gồm: thẻ bảo hiểm, chứng minh thư nhân dân (bản gốc và bản sao),giấy khám thai và các phiếu xét nghiệm có liên quan.

Sau khi xuất trình đủ các giấy tờ trên, người nhà sẽ làm đăng ký dịch vụ sinh: đẻ thường hay đẻ mổ và chọn bác sĩ hay tuỳ chỉ định rồi đóng tiền nhập viện. Nếu chọn sinh con dịch vụ (khu D3, D4, D5) gia đình cần đóng tạm ứng trước 10 triệu và sinh có bảo hiểm đóng tạm ứng 3 triệu.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được nhiều sản phụ tin tưởng và lựa chọn thăm khám 

2. Lựa chọn hình thức sinh con 

Hiện tại, các mẹ bầu có thể lựa chọn hình thức sinh con dịch vụ hoặc sinh con có sử dụng bảo hiểm y tế.

Sinh con có bảo hiểm y tế 

Khu sinh thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm ở khu A. Bằng cách chọn sinh thường có bảo hiểm, các sản phụ sẽ được bảo hiểm thanh toán đến 80% (nếu chuyển trái tuyển chỉ khoảng 40%) nên chi phí sinh không mất quá nhiều.

Tại đây các phòng ốc đủ loại: 3 người/phòng, 5 người/phòng, 12 người/phòng. Chính vì giá cả thấp hơn rất nhiều nên chuyện sinh hoạt, phòng ở tại khu này sẽ không tiện nghi như mong muốn.

Sinh con dịch vụ

Hiện tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có khu sinh dịch vụ với phòng ốc khang trang, sạch đẹp, tiện nghi và khép kín dành cho các thai phụ. Vì là gói sinh con dịch vụ nên có thể giá sẽ tăng lên cao gấp nhiều lần so với sinh có bảo hiểm.

Trước khi nhập viện thai phụ đóng tạm ứng trước 10 triệu, trong đó có phí sinh đẻ khoảng 6 triệu (có người nhà ở cùng phòng đẻ với sản phụ) và 4 triệu bao gồm chi phí phòng ở, thuốc, tắm cho bé, vệ sinh cho mẹ…

Chi phí các giường phòng sẽ như sau:

  • Giường dịch vụ loại 1 (vệ sinh khép kín): 1.250.000/ngày 
  • Giường dịch vụ loại 2 (vệ sinh khép kín): 750.000/ngày
  • Giường dịch vụ loại 3 (vệ sinh khép kín): 600.000/ngày
  • Giường dịch vụ loại 4 (vệ sinh khép kín): 500.000/ngày
  • Giường dịch vụ loại 5 (vệ sinh khép kín): 450.000/ngày
  • Giường dịch vụ loại 6 (vệ sinh khép kín): 400.000/ngày
  • Giường dịch vụ loại 7 (vệ sinh khép kín): 300.000/ngày 
Bác sĩ tại khoa đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện phụ sản Hà Nội 

Khác biệt giữa sinh dịch vụ và sinh có bảo hiểm y tế 

Nhiều gia đình hiện nay đều lựa chọn gói sinh con theo dịch vụ vì:

  • Khu sinh sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, không phải nằm ghép giường.
  • Bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo.
  • Có thể lựa chọn bác sĩ đỡ đẻ hoặc mổ đẻ theo mong muốn.
  • Phòng nghỉ có đầy đủ tiện nghi: điều hòa, bình nóng lạnh, khăn, tã…
  • Có người thân bên cạnh khi vượt cạn.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn gói sinh con dịch vụ này thì toàn bộ chi phí từ sinh hoạt đến viện phí, gia đình sản phụ phải tự chi trả. Nếu vấn đề tài chính không gây nhiều trở ngại thì lựa chọn sinh con dịch vụ sẽ mang lại nhiều thuận tiện sản phụ.

3. Thủ tục xuất viện

Với những trường hợp mẹ bầu sinh thường có thể xuất viện sau 1 ngày, còn trường hợp mẹ bầu sinh mổ cần nằm viện theo dõi từ 5 – 6 ngày. Thủ tục xuất hiện cũng rất đơn giản.

Trước khi ra viện trẻ được kiểm tra thính lực, tiêm phòng viêm gan B (trong 24h sau sinh, có đơn đồng ý của gia đình). Mẹ được siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường. Người nhà thực hiện thanh toán viện phí ở nhà A (nếu sinh có BHYT) và ở nhà D (nếu sinh con dịch vụ). Thanh toàn viện phí trẻ mới được cấp giấy chứng sinh để đi làm giấy khai sinh và các thủ tục hưởng chế độ thai sản. Thanh toán viện phí vào giờ hành chính các ngày trong tuần.

Sau khi hoàn tất cả các thủ tục xuất viện sản phụ có thể đưa con về nhà. Khi đi ra cổng người nhà đưa giấy xuất hiện cho bảo vệ.

BookingCare hiện chưa hỗ trợ Đặt lịch khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tuy nhiên, bạn có thể Đặt khám với nhiều bác sĩ giỏi đã, đang công tác tại đây nhưng khám ở Phòng khám, Bệnh viện tư [Danh sách bác sĩ đã và đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội]

Bảng giá khám và sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Để biết thêm chi tiết về về giá thăm khám và chi phí sinh mổ (tự nguyện) tại bệnh viện, các mẹ bầu có thể tham khảo qua các mức giá dưới đây. 

STTTên dịch vụGiá (VNĐ)
 Khám thai
1Khám thai (A1)250.000
2Khám thai (TN)200.000
3Khám thai + đo tim thai bằng dopple (NG)200.000
4Khám thai <= 12 tuần có tiền sử thai lưu200.000
5Khám thai bệnh lý200.000
6Khám thai có u buồng trứng, u xơ tử cung kèm theo200.000
 Yêu cầu bác sĩ mổ đẻ
 7Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ mổ đẻ 11.250.000
 8Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ, khoa đẻ thai đôi trở lên  12.750.000
Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ, khoa đẻ thường 10.150.000
 Siêu âm thai
10 Siêu âm (NG) 150.000
 11Siêu âm 2D   150.000
12 Siêu âm 2D (thai,rau,ối) + siêu âm đầu dò âm đạo đo chiều dài cổ tử cung 250.000
 13Siêu âm 3D – 4D 350.000
14Siêu âm 3D-4D (dịch vụ ngoài giờ)350.0000
 15Siêu âm 4D (thai,rau,ối) + siêu âm đầu dò âm đạo đo chiều dài cổ tử cung 450.000 
 16Siêu âm Doppler 200.000
 17Siêu âm doppler song thai 250.000
 18Siêu âm song thai 2D 250.000
19 Siêu âm song thai 3D, 4D500.000
 Theo dõi thai 
 20Theo dõi thai từ tuần 36  1.000.000
21 Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng mornitor200.000 
22 Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng mornitoring thai đôi  300.000
 Yêu cầu A1 
 23Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên 15.000.000
 24Theo dõi đỡ đẻ  8.000.000
 25Theo dõi mổ đẻ 11.000.000
 26Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ 2.500.000
 27Thu bổ sung thai đôi trở lên  4.000.000
 28Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ 1.000.000
  Yêu cầu A2 
 29Theo dõi Mổ, đẻ thai đôi trở lên 13.000.000
 30Theo dõi đỡ đẻ  8.000.000
31Theo dõi mổ đẻ 11.000.000
 32Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ2.500.000 
 33Thu bổ sung thai đôi trở lên 4.000.000
 34Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ 1.000.000
 35Đẻ mổ chủ động  5.000.000
 36Mổ đẻ chủ động yêu cầu C3, A4, A3 5.000.000
 37Đẻ mổ chủ động (yêu cầu A4)  5.000.000
  Yêu cầu D3 
 38Đẻ thường trọn gói người nước ngoài 20.000.000
 39Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài 25.000.000
 40Theo dõi đỡ đẻ  10.000.000
 41 Theo dõi mổ đẻ  11.000.000
 42Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên 13.000.000
 43 Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ 1.000.000
 44Thu bổ sung ngoài giờ, ngày lễ 1.000.000
 45Thu bổ sung thai đôi trở lên 3.000.000
 Yêu cầu D4 
46 Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên 13.000.000
 47Đẻ thường trọn gói người nước ngoài  20.000.000
48 Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài 25.000.000 
 49Yêu cầu mổ đẻ A411.000.000 
 50Theo dõi mổ đẻ 11.000.000
 51Thu bổ sung thai đôi trở lên 2.000.000
 52Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ 1.000.000
  Yêu cầu D5 
 53Đẻ thường trọn gói người nước ngoài 20.000.000
 54Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài  25.000.000
 55Theo dõi mổ đẻ 11.000.000
 56Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên 13.000.000
 57Thu bổ sung thai đôi trở lên 2.000.000
 57Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ 1.000.000
Dịch vụ khác 
58Yêu cầu mổ chủ động thai đôi trở lên A1, A2, A4,C3 6.000.000
 59Sao giấy chứng sinh100.000 
 60Sao giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật 50.00

Chia sẻ của các mẹ từng sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Vì ca sinh đã bao gồm đầy đủ chi phí cần thiết nên bạn không cần biếu thêm phong bì cho êkip đỡ đẻ.
  • Nếu sinh dịch vụ sinh tại khu D3 đã bao gồm tã, quần áo và dép nên không cần chuẩn bị quá nhiều những vật dụng này.
  • Nếu sản phụ sinh mổ sau sinh chỉ nên ăn cháo thịt.
  • Cơm nhà sẽ ngon và bổ, rẻ hơn so với cơm mua tại căntin bệnh viện.
  • Nếu sinh thường, thời gian nằm viện chỉ khoảng 2-3 ngày, không nên cần đồ đạc lỉnh kỉnh.
  • Nếu sinh mổi, thời gian nằm viện khoảng 5 – 6 ngày nên gia đình cần chuẩn bị những đồ đặc cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Người nhà chờ sản phụ sẽ sốt ruột nên có thể mang theo sách, báo, điện thoại, ipad… để giải trí.
  • Sau sinh, sản phụ sẽ rất mệt và cần hồi sức ngay nên gia đình chuẩn bị sẵn sữa và thức ăn dặm.

Lưu ý khi sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nếu sinh thường

  • Tuân theo tất cả hướng dẫn của ê kíp đỡ đẻ
  • Áp dụng bài tập thở và kỹ thuật thư giãn để vượt qua cơn co
  • Khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 phân),các bác sĩ và ê kíp trực sẽ đỡ đẻ cho bạn. Để em bé dễ lọt lòng, bác sĩ sẽ có thể tiến hành rạch tầng sinh môn. Sau khi sinh, tầng sinh môn sẽ được khâu lại và liền sẹo sau khoảng 2 tuần sinh
  • Chuẩn bị trước tên sẽ đặt cho bé để bác sĩ làm giấy chứng sinh.

Nếu sinh mổ

Tùy tình trạng hiện tại, các bác sĩ sẽ quyết định mổ hay không. Khi sinh mổ, bạn lưu ý:

  • Liên hệ với người nhà để làm thủ tục chuyển mổ.
  • Trước khi chuyển vào phòng mổ, bác sỹĩsẽ yêu cầu bạn đọc tên cho bé (cả tên nam và tên nữ) để làm giấy chứng sinh.
  • Khi vào đến phòng mổ, bạn sẽ được gây tê màng cứng để các bác sĩ mổ lấy thai.
  • Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở chân. Lúc này bác sĩ tiến hành mổ lấy thai.
  • Sau sinh, em bé được đưa ra ngoài để gặp người thân. Sau đó bé được chuyển vào phòng chăm sóc riêng và mẹ chuyển lên phòng hậu phẫu, nằm khoảng 6 tiếng để theo dõi biến chứng sau sinh mổ.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhvienphusanhanoi.vn/gioi-thieu/
2. http://benhvienphusanhanoi.vn/bang-gia-vien-phi-kham-chua-benh/
3. Tổng hợp những bài viết của mẹ bầu được chia sẻ trên các trang: eva.vn, webtretho.com...
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/