Lưu ý các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ và cách chẩn đoán
Lưu ý các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ và cách chẩn đoán
Đau nhức vùng cổ ở người bệnh thoái hóa cột sống cổ
Lưu ý các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ - Ảnh: BookingCare

Lưu ý các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ và cách chẩn đoán

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 04/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Thoái hóa cột sống cổ xảy ra khi lớp sụn bao quanh các đốt sống bị bào mòn. Các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ mà người bệnh có thể gặp phải như đau nhức vùng cổ, đau từ gáy sang cổ, tai, bả vai, cánh tay,...

Tuổi tác già đi, cơ thể lão hóa hay yếu tố nghề nghiệp phải chuyển động cổ lặp đi lặp lại, mang vác vật nặng hay chấn thương,... làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ. Thoái hóa cột sống cổ tiến triển từ từ tăng dần gây đau và hạn chế vận động, cũng như gây ra nhiều biến chứng khác do chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.

Người bệnh khi nhận thấy các triệu chứng đau dưới đây nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Lưu ý các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ xảy ra khi lớp sụn bao quanh các cột sống bị bào mòn. Sau khi lớp sụn bảo vệ này biến mất, các gai có thể phát triển trên các cột sống nơi chúng cọ xát trực tiếp với nhau.

Hầu hết các trường hợp người bệnh thoái hóa cột sống cổ thường không có biểu hiện. Khi các triệu chứng xuất hiện điển hình nhất sẽ cảm giác đau và cứng ở cổ.

  • Đau nhức vùng cổ, đau từ gáy sang cổ, tai, đôi khi đau cả đầu, bả vai, cánh tay.

  • Đau ê ẩm vùng gáy, cứng cổ.
  • Đau đầu khi nằm không đúng tư thế, khi nằm lâu, khi thời tiết thay đổi đột ngột,...
  • Cảm thấy đau nhiều, khó khăn khi vận động ở cổ như xoay, cúi, ngửa cổ.

Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến hẹp ống sống cổ. Ống sống là khoảng trống bên trong ống xương, nơi tủy sống và rễ thần kinh đi qua để đến phần còn lại của cơ thể. Hẹp ống sống cổ là tình trạng khi khoảng trống trong ống xương sống ở cổ bị thu hẹp và gây chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống. Nếu tủy sống hoặc rễ thần kinh bị chèn ép, bạn có thể gặp các triệu chứng:

  • Rối loạn cảm giác, tê hoặc yếu cả cánh tay và/hoặc chân.
  • Khó duy trì thăng bằng.
  • Yếu, liệt hoặc teo cơ tay hoặc cả tứ chi.
  • Khó kiểm soát bàng quang hoặc ruột: đại tiện/bàng quang không tự chủ.

Thăm khám thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

Khi thấy đau nhức vùng cổ, cứng cổ,... cần đi khám sớm để được chữa trị và tư vấn kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi về những chấn thương cổ đã từng gặp phải và miêu tả triệu chứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của cổ, vai, tay và chân.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giúp xác định bệnh, bao gồm:

  • Chẩn đoán hình ảnh: X-quang, MRI và CT scan cung cấp hình ảnh về cấu trúc cột sống. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định trong chẩn đoán chấn thương cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, chèn ép cột sống cổ,...
  • Chụp ống tủy cản quang (Myelography):
    • Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ có thể chỉ định chụp ống tủy cản quang - bơm thuốc cản quang vào ống sống sau đó tiến hành CT scan. Phương pháp giúp chẩn đoán hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy sống, chèn ép rễ thần kinh,... 
    • Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm lấn và nhiều nguy cơ, thêm vào đó chất lượng phim cộng hưởng từ ngày càng tốt nên hiện chỉ định ngày càng hạn chế.
  • Đo điện cơ: đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ, nhằm phát hiện, xác định vị trí và mức độ của các bệnh gây tổn thương dây thần kinh và cơ bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý phổ biến liên quan đến tuổi tác. Việc nhận biết triệu chứng và chẩn đoán kịp thời rất quan trọng để điều trị hiệu quả và duy trì sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến thoái hóa cột sống cổ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare