Nạo V.A có đau không? Có bị tái lại không?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 19/11/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Viêm V.A là bệnh thường gặp ở trẻ em, không ít trường hợp được bác sĩ chỉ định nạo V.A. Việc khám và chỉ định nạo tùy vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu thấy cần phải nạo lại nên nạo dưới nội soi và gây mê toàn thân.

V.A là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng
V.A là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng - Ảnh: BV Hồng Ngọc

Viêm V.A là bệnh thường gặp ở trẻ em, không ít trường hợp được bác sĩ chỉ định nạo V.A. Nhiều phụ huynh khá lo lắng và chần chừ chưa dám cho con nạo V.A. Thực tế, đây là một thủ thuật thường quy trong Tai Mũi Họng

Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân, BookingCare nhận được rất nhiều câu hỏi từ phụ huynh, “nạo V.A có đau không”, “Nạo rồi có bị tái lại không”. Để được giải đáp những thắc mắc này, ba mẹ hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây. 

Quy trình nạo V.A như thế nào?

Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó chừng nửa giờ. Trẻ sau nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.

Bước 1: Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng

Trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, nội soi Tai Mũi Họng (rất đơn giản),sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh về nạo V.A.

Bước 2: Làm các chụp chiếu, xét nghiệm

Để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ có đủ điều kiện nạo V.A hay không. bác sĩ sẽ chỉ định làm một sô xét nghiệm, chụp chiếu. Thường bao gồm: xét nghiệm máu, Xquang tim phổi, điện tâm đồ, khám trước mổ.

Bước 3: Gây mê hoặc gây tê

Tùy theo tình trạng của trẻ mà bác sĩ tư vấn nên nạo V.A gây mê hay gây tê tại chỗ.

Bước 4: Nạo V.A

  • Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch khoảng từ 3 đến 5 phút.
  • Mở miệng bằng dụng cụ.
  • Luồn sonde hoặc dây hút mũi qua mũi xuống họng, buộc 2 đầu lại ở phần cửa mũi để kéo lưỡi gà ra trước.
  • Dùng gương soi vòm đưa vào miệng sát lưỡi gà quan sát tổ chức V.A.
  • Đưa dụng cụ nạo V.A qua đường miệng đến vòm, tỳ sát tổ chức V.A. Tiến hành nạo hết tổ chức V.A, không làm tổn thương thành sau của vòm mũi họng.
  • Cầm máu: dùng kẹp dài kẹp chặt quả bông cầu tẩm oxy già ấn sát lên trần vòm trong 1 - 2 phút.

Bước 5: Theo dõi sau nạo V.A: Theo dõi chảy máu tối thiểu trong 1 giờ đầu, sau 1 - 2 giờ mới cho ăn.

Ba mẹ có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn cụ thể và giải đáp thắc mắc. 

amidan và v.a
Amidan và V.A (Ảnh: zing.vn)

Nạo V.A có đau không?

Nhiều phụ huynh lo lắng nạo V.A khiến trẻ đau đớn ngay khi nạo và cả sau khi nạo. Nhưng thực tế, phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này.

  • Trong khi nạo: trẻ được gây mê hoặc gây tê tại chỗ nên gần như không có cảm giác đau đớn. Thủ thuật cũng diễn ra nhanh và an toàn.
  • Sau khi nạo: Nạo V.A hiếm khi khiến trẻ đau đớn nhiều hoặc khó nuốt. Thường trẻ nạo V.A có thể đi học trở lại sau 1-3 ngày.

Cắt amidan là phẫu thuật lớn hơn, gây đau đớn và căng thẳng nhiều hơn cho cơ thể, cần khoảng 2 tuần để cơ thể phục hồi hoàn toàn và trẻ trở lại bình thường. Hãy khuyến khích trẻ thường xuyên nhấp một chút nước, dù động tác này có gây đau.

Nạo V.A rồi thì có bị tái lại không?

Bình thường V.A có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 6-7 tuổi, V.A teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. V.A là tổ chức có lợi cho hệ thống chống lại vi rút, vi khuẩn đường hô hấp, nhưng hoạt động nhiều bị viêm nhiễm lại gây khó chịu.

Nạo V.A là loại bỏ toàn bộ tổ chức V.A mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng. V.A chỉ có ở trẻ nhỏ, còn người lớn thì không. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, có chuyên môn tốt, nạo hoàn toàn tổ chức V.A thì rất hiếm khi nạo V.A xong lại bị tái, phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Nhưng nếu bác sĩ nạo V.A cho trẻ còn non tay nghề, không có chuyên môn chuyên sâu, nạo V.A còn chưa hết (còn sót lại) thì vẫn có khả năng bị tái. Nhưng những trường hợp này cũng không nhiều, phụ huynh nên tìm hiểu và đưa con đi khám với bác sĩ uy tín để an tâm hơn.

dấu hiệu viêm V.A
Dấu hiệu viêm V.A (Ảnh: BV Nhi Trung ương)

Nạo V.A có làm suy giảm hệ miễn dịch không?

Nhiệm vụ của V.A là nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể và giúp cơ thể sản xuất các kháng nguyên bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công và trở thành nơi cư trú của vi khuẩn gây bệnh.

Một số người cho rằng V.A có chức năng bảo vệ cơ thể và không nên nạo đi ngay cả khi nó bị viêm nặng. Đó thực sự là những quan niệm sai lầm.

Tuy V.A có chức năng như đã nói trên nhưng nó không phải là cơ quan duy nhất làm nhiệm vụ này. Mặt khác, khi V.A bị viêm, viêm tái diễn nhiều lần thì nó không còn khả năng để thực thi nhiệm vụ của mình nữa. Khi V.A bị viêm quá phát làm bít tắc cửa mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, ứ đọng dịch và mủ ở mũi.

Bản thân V.A bị viêm mạn tính còn là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các đợt viêm V.A cấp và biến chứng. Do đó, trong trường hợp này nạo V.A là cần thiết.

Một số bác sĩ khám và nạo V.A giỏi ở Hà Nội

Bác sĩ khám và điều trị viêm V.A là bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, phụ huynh có thể tham khảo thông tin một số bác sĩ dưới đây để có thêm lựa chọn đưa con đi khám:

1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Bác sĩ đã từng tu nghiệp Cộng hòa Pháp về Tai Mũi Họng
  • Trên 25 công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Hơn 30 năm khám chữa bệnh trong ngành Tai mũi họng. Bác sĩ Hoài An cùng ekip đã cấy gần 100 điện tử ốc tai cho trẻ khiếm thính, làm thay đổi cuộc đời của nhiều bệnh nhân tai mũi họng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An chuyên khám và điều trị: các bệnh lý Tai Mũi Họng người lớn; các bệnh lý Tai Mũi Họng trẻ em; Nội soi Tai Mũi Họng; Thực hiện các qui trình kỹ thuật Tai Mũi Họng...

Hiện bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tại: Bệnh viện đa khoa An Việt, Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. 

2. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới Tai mũi họng như: ù tai, nghe kém, viêm tai cấp - mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi xoang, khàn tiếng...

Hiện bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh trực tiếp thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh lý Tai mũi họng (cả người lớn và trẻ em) tại: Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện đa khoa Trí Đức, Địa chỉ: Số 217 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3. Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Đình Thi

  • Bác sĩ chuyên khoa nội soi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
  • Thạc sĩ - Bác sĩ Nội trú Tai mũi họng
  • Chuyên ngành Tai Mũi Họng - Đại học Y Hà Nội (2005)

Hiện bác sĩ Đào Đình Thi có lịch khám tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương và Phòng khám Tai mũi họng bác sĩ Đào Đình Thi - Số 33, ngõ 38, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Trong trường hợp cần nạo V.A, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhập viện để điều trị.

4. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Thanh Quang

  • Trưởng khoa Mũi Xoang - Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
  • Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
  • Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam

Với những công lao đóng góp to lớn cho ngành y học nước nhà, bác sĩ Võ Thanh Quang vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Hiện Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Quang có lịch khám ngoài giờ tại: Phòng khám Tai Mũi họng Bác sĩ Võ Thanh Quang, Địa chỉ: Số 2 Ngách 49 Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/viem-va-o-tre-em-co-nguy-hiem-n32868.html
2. http://benhviennhitrunguong.org.vn/cham-soc-tre-phau-thuat-nao-va-cat-amidan.html
3. http://benhviendktinhquangninh.vn/quytrinhkythuattaimuihong/phau-thuat-nao-va-gay-me-noi-khi-quan.2073.html
4. https://suckhoedoisong.vn/co-nen-nao-va-nhieu-lan-n8864.html
5. https://suckhoedoisong.vn/viem-va-khi-nao-can-nao-n88748.html
6. https://yhoccongdong.com/thongtin/va-la-gi-cat-amidan-nao-va-nhu-the-nao/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/