Nạo V.A ở trẻ là gì, khám viêm V.A cho trẻ ở đâu tốt

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 14/07/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nạo V.A là lấy bỏ hoàn toàn tổ chức V.A vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nạo VA cho trẻ
Nạo VA cho trẻ

Nạo V.A ở trẻ là gì

Nạo V.A là lấy bỏ hoàn toàn tổ chức V.A vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng. Ở trẻ khi bị viêm V.A tái diễn nhiều lần nếu không kịp thời loại bỏ tổ chức gây bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Khi nào cần nạo V.A cho trẻ

Nạo V.A chỉ được bác sĩ tai mũi họng chỉ định làm khi bệnh lý viêm V.A mạn tính kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ nhỏ, khi viêm V.A kéo dài không được điều trị và quá phát chẳng những không thể duy trì chức năng miễn dịch của mình mà còn dẫn tới nhiều rắc rối như:

  • Trẻ phải thở miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ.
  • Thiếu oxy não thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ.
  • V.A quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của các bé.
  • V.A phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
  • V.A phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.

Ngoài ra, V.A bị viêm thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận…

Trẻ nên nạo V.A trong trường hợp nào

V.A là 1 trong 6 thành phần của vòng bạch huyết Waldayer, không phải cơ quan duy nhất thực hiện chức năng sản sinh miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Vì vẫn có tổ chức tương tự đảm đương cùng nhiệm vụ nên việc nạo V.A không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chống nhiễm trùng của trẻ.

Viêm V.A không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp hình thành miễn dịch, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa.

Theo đó, ở trẻ em nạo V.A được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
  • Viêm V.A điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát.
  • V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.

Với những trẻ đang mắc các bệnh về máu, bệnh tim nặng, bệnh viêm nhiễm cấp tính, trẻ hở hàm ếch, bệnh lây qua đường hô hấp, lao sơ nhiễm thì không nên thực hiện phương pháo nạo V.A.

Các phương pháp nạo V.A

Nạo V.A gây tê

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi vì thực hiện đơn giản, chi phí ít, dễ triển khai nên có thể nạo VA. tại các bệnh viện huyện hoặc trung tâm y tế. Tuy nhiên phương pháp này ít nhiều gây sang chấn tâm lý ở trẻ và một số trường hợp không nạo được tối đa tổ chức V.A do V.A quá to hoặc V.A lan vào cửa mũi sau.

Nội soi nạo V.A gây mê nội khí quản

Có thể dùng thìa nạo, lưỡi cắt hút Hummer, coblator… Phương pháp này có nhiều ưu điểm là phẫu thuật viên có thể quan sát toàn bộ V.A qua hệ thống nội soi và với thiết bị cắt hút bác sĩ có thể lấy tối đa tổ chức V.A ngay cả khi V.A rất to và phát triển lấn vào cửa mũi sau.

Chăm sóc trẻ sau nạo V.A

Sau khi nạo V.A ở trẻ ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh nên thực hiện phương pháp chăm sóc như:

  • Cho trẻ uống các loại nước trong hay dùng thức ăn lỏng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước đề phòng tình trạng thiếu nước sau mổ.
  • Khi ăn thức ăn lỏng không bị nôn có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc dần và dần dần chuyển sang chế độ ăn bình thường.
  • Có thể đánh răng, súc miệng nhưng không được súc họng.
  • Tránh hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu.
  • Hạn chế nói, nghỉ ngơi hợp lý.

Lưu ý: Sau phẫu thuật nạo V.A trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng: sốt nhẹ, chảy máu nhưng không nhiều, hơi thở có mùi thì không nên quá lo ngại. Trong trường hợp trẻ sốt cao, buồn nôn, nôn, đau tăng lên, bỏ ăn uống, chảy máu trầm trọng, trẻ mất giọng lúc này bố mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hay đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

Khám viêm V.A ở đâu tốt?

Nạo V.A tuy chỉ là phương pháp phẫu thuật nhỏ nhưng đòi hỏi sự chính xác cao, nhiều bệnh viện ở địa phương không có đầy đủ máy móc, kỹ thuật để thực hiện.

Do vậy, khi cần nạo V.A cho trẻ các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đến khám và điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa ở tuyến trung ương chẳng hạn như: Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương, khoa Tai mũi họng - Bệnh viện An Việt, khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai, khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Quân đội 108,…

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Nạo VA. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://benhviennhitrunguong.org.vn/khi-nao-can-nao-va-hoac-cat-amidan-cho-tre.html
2. http://suckhoedoisong.vn/viem-va-cho-coi-thuong-n5426.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/