Tổng hợp các nguyên nhân hình thành quầng thâm mắt
Tổng hợp các nguyên nhân hình thành quầng thâm mắt
Có nhiều nguyên nhân hình thành quầng thâm mắt

Tổng hợp các nguyên nhân hình thành quầng thâm mắt

Tác giả: - Xuất bản: 23/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 25/03/2024
Quầng thâm mắt khiến không ít người tự ti trong giao tiếp. Vậy những nguyên nhân nào gây nên quầng thâm mắt. Hiểu rõ nguyên nhân gây thâm mắt từ đó có phương pháp điều trị phù hợp trong bài viết dưới đây.

Tình trạng quầng thâm mắt phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân đó là gì và có khắc phục được hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây quầng thâm mắt

Do gen di truyền

  • Tiền sử gia đình cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện quầng thâm mắt. Có thể biểu hiện từ tuổi nhỏ hoặc tuổi trưởng thành mặc dù không đi kèm các trạng thái mệt mỏi hay bệnh lý nào khác.
  • Do yếu tố di truyền vùng da dưới mắt mỏng hơn, máu lưu thông qua các tĩnh mạch sát bề mặt da khiến da vùng này có màu xanh. Nếu các tĩnh mạch tập trung tại đây với mật độ dày thì sẽ tạo màu sẫm dưới mắt tạo quầng thâm. Nên khi trong gia đình có người thân bị quầng thâm mắt thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc phải tình trạng này.

Do tuổi tác

  • Quá trình lão hóa tự nhiên cũng là một lý do gây nên quầng thâm mắt, tăng dần theo tuổi tác, thường nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Bên cạnh sự lão quá của các cơ quan của cơ thể theo thời gian thì da cũng trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, đặc biệt vùng da quanh mắt. Khi đó các mạch máu bên dưới da trở nên rõ hơn và tối lại khiến vùng da dưới mắt tối lại tạo nên quầng thâm.

Do mệt mỏi

  • Thường mệt mỏi kéo dài do bất kỳ nguyên nhân gì cũng làm cho cơ thể thiếu năng lượng, uể oải.Thường mệt mỏi do thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến khiến da bạn tối màu và xuất hiện quầng thâm. 
  • Việc thiếu ngủ thường xuyên khiến cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol - hormon gây căng thẳng, khi đó các mạch máu sẽ giãn ra, vùng da mắt khá mỏng nên các mạch máu này sẽ nổi rõ, làm tình trạng thâm mắt rõ ràng hơn.

Do dị ứng

  • Khi bạn bị dị ứng, cơ thể sẽ bảo vệ bằng cách tiết ra các chất hóa học trung gian như histamin để chống lại các tác nhân. Khi tiết histamin sẽ gây nên các triệu chứng như sưng, đỏ, ngứa mắt. Chất này cũng làm cho các mạch máu quanh mắt giãn ra và hiện rõ dưới da. 
  • Với thói quen gãi, chà xát vùng da ngứa quanh mắt có thể góp phần làm nặng hơn các triệu chứng sưng, đau, thậm chí vỡ mạch máu, từ đó dẫn đến quầng thâm quanh mắt.

Do dược, mỹ phẩm

Vùng da quanh mắt rất mỏng, yếu ớt và nhạy cảm với mỹ phẩm. Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da mặt lên vùng da quanh mắt thì có thể khiến da bị khô, yếu, mỏng và thâm lại. 

Ngoài ra, một số loại thuốc giãn mạch máu cũng có thể khiến các mạch máu ở vùng da dưới mắt bị giãn nở, dẫn tới quầng thâm ở mắt.

Do môi trường xung quanh

  • Môi trường làm việc, học tập phải tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục như ngồi máy tính, tivi hằng ngày, ngoài gây mỏi mắt còn gây giãn các mạch máu quanh mắt, khiến vùng da xung quanh mắt có thể tối lại.
  • Làm việc ngoài trời tiếp xúc ánh nắng mặt trời  trực tiếp có thể khiến da sản xuất dư thừa sắc tố melanin, làm cho sắc tối vùng da trên cơ thể bao gồm da vùng dưới mắt bị tối đi.

Do thói quen sinh hoạt

  • Thức khuya: khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thêm vào đó thức khuya tiếp xúc với ánh sáng máy tính, tivi sẽ khiến mắt mỏi, các mạch máu vùng mắt giãn ra mà tối màu.
  • Thiếu nước: Thiếu nước hay mất nước là nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm mắt. Khi cơ thể thiếu nước, vùng da dưới mắt bắt đầu trũng xuống và tối màu, kéo dài sẽ gây nên quầng thâm sẽ ngày càng tối.
  • Sử dụng chất kích thích: Thói quen hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình lưu thông máu, từ đó gây nên quầng thâm mắt, khiến mắt hình thành nếp nhăn.
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Do các bệnh lý

  • Bệnh về gan: 
    • Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan bên cạnh các triệu chứng điển hình khác như vàng da, vàng mắt. Bệnh nhân có thể đã mắc phải tình trạng suy gan trong một thời gian dài trước đó, tình trạng thâm mắt sẽ càng rõ nếu bệnh gan không được phát hiện và điều trị. 
    • Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Bệnh lý thận: Khi người bệnh mắc bệnh lý suy thận thì quầng mắt có thể thâm, thất thần, lờ đờ, thiếu tinh khí.
  • Bệnh lý tâm thần: thiếu ngủ, mất ngủ, trầm cảm là những bệnh lý phổ biến khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, các mạch máu quanh mắt khó lưu thông, dần dần hình thành bọng mắt và quầng thâm.
  • Bệnh lý huyết học: 
    • Thiếu máu là bệnh lý khiến da trở nên nhợt màu hơn, có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu sắt, do chế độ ăn uống,... 
    • Khi thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy tại các cơ quan tổ chức, bên cạnh các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da và niêm mạc nhợt nhạt thì vùng da dưới mắt cũng dễ xuất hiện quầng thâm.
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc thời kỳ thai nghén ở nữ giới: Kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố làm ảnh hướng đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đau bụng dưới, làn da xanh xao hơn và mỏng hơn làm xuất hiện quầng thâm mắt.

Mặc dù quầng thâm mắt là biểu hiện không nguy hiểm cấp tính nhưng khi có thêm các triệu chứng bệnh lý kể trên bạn nên kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện để có phương án điều trị phù hợp.

Khi xuất hiện quầng thâm mắt bạn không chỉ nên lưu ý các nguyên nhân về chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi mà nên quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cả cơ thể. Khi hiểu được nguyên nhân thì việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết