Nguyên nhân và hướng xử trí bỏng họng

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 17/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Bỏng họng là tổn thương gây nên bởi nhiệt, hóa chất. Bỏng họng có thể gặp do uống phải nước nóng (đặc biệt hay gặp ở trẻ em),uống nhầm dung dịch axit, kiềm, nước tẩy…

đau dữ dội vùng họng do bỏng họng
Bỏng họng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội vùng họng, miệng (Nguồn ảnh flickr.com)

Bỏng họng là tổn thương gây nên bởi nhiệt, hóa chất. Đa số trường hợp bỏng họng có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp bỏng họng do hóa chất không chỉ ảnh hưởng đến họng mà còn gây hại tới sức khỏe.

Bỏng họng có thể gặp ở bất cứ ai, bệnh nhân bỏng họng sẽ rất đau đớn vì thế phát hiện và điều trị sớm bệnh là rất cần thiết. Người bệnh nên đi khám Tai Mũi Họng để được khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bỏng họng

Bỏng họng có thể gặp do uống phải nước nóng (đặc biệt hay gặp ở trẻ em),uống nhầm dung dịch axit, kiềm, nước tẩy…

Triệu chứng bỏng họng

Bỏng họng thường có các triệu chứng:

  • Đau dữ dội vùng miệng, họng
  • Khó nuốt và nuốt đau
  • Trong miệng xuất tiết nhiều và có hiện tượng ứ đọng nước bọt
  • Há to miệng có thể thấy niêm mạc họng, miệng đỏ, có các nốt phỏng nhỏ.

Riêng với bỏng hoá chất, nhất là trong những trường hợp cố ý uống sẽ gây bỏng ở sâu như thực quản, dạ dày, người bệnh dễ rơi vào tình trạng choáng. Nếu xác định được chất gây bỏng, nồng độ hoá chất, số lượng đã uống sẽ giúp bác sĩ rất nhiều khi điều trị.

Cách xử trí khi bị bỏng họng

Việc điều trị bỏng họng càng sớm sẽ tránh để lại những biến chứng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Nếu chưa biết cách sơ cứu nhanh, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn. 

Tại chỗ

  • Rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng, ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch bicarbonat Na, nước chanh hay dấm loãng.
  • Giảm đau: bôi hay cho ngậm dung dịch xylocain 1%.
  • Sau khi sơ cứu cho bệnh nhân, cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Vấn đề cần lưu ý với bệnh nhân bỏng họng, đó là bỏng họng thường kết hợp với bỏng thực quản, dạ dày. Do vậy, vấn đề chống choáng, giảm đau ngay những giờ đầu là rất quan trọng.

Toàn thân

  • Cho kháng sinh và corticoid tùy theo mức độ và tính chất tổn thương (theo chỉ định của bác sĩ).
  • Việc dùng thuốc cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Đồng thời, cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, lạnh, nếu cần thì cho ăn qua ống thông.

Khám, điều trị bỏng họng ở đâu?

Khi có người thân gặp tình trạng bỏng họng do nước sôi đặc biệt là do hóa chất phải nhanh chóng đưa đi khám để được các bác sĩ Tai Mũi Họng khám và xử trí kịp thời. Việc phát hiện và xử trí muộn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trong trường hợp bỏng họng, bạn hãy đưa người bệnh đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín ở tuyến trung ương và địa phương. Với trường hợp bỏng họng nguy hiểm hãy đữa bệnh nhân tới các bệnh viện tuyến trung ương. Tại Hà Nội, có thể đưa người bệnh đến các bệnh viện như:

1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

3. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: 1E Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt là một trong những bệnh viện tư nhân uy tín tại Hà Nội được các bệnh nhân đánh giá tốt và uy tín.

4. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
 
 
Tài liệu tham khảo
GS-TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai Mũi Họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 331.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/