THÔNG BÁO NGHỈ TẾT ÂM LỊCH

BookingCare nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 26/01/2025 đến hết 02/02/2025 (Tức ngày 27/12 - 05/01 âm lịch). Chúc Quý khách năm mới Mạnh khỏe, An khang, Thịnh vượng! Xin cảm ơn!

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 16/01/2017 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2024

HP dạ dày có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. Nên đi khám và điều trị nhiễm HP dạ dày sớm, hạn chế những biến chứng có thể có như loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn tính...

Vi khuẩn HP tác động lên dạ dày
Vi khuẩn HP tác động lên dạ dày - Ảnh: Tuổi trẻ & xã hội

Vi khuẩn HP được Tổ chức ung thư Quốc tế xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng không bị nhiễm HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Mỗi người cần đi khám Tiêu hóa và xét nghiệm HP để biết mình có đang nhiễm vi khuẩn này hay không. 

Xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn HP đã tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.

Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn.

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì?

Nhiễm H.pylori xảy ra khi loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) lây nhiễm vào dạ dày hay một phần đầu của ruột non. Tỷ lệ nhiễm chung của người Việt Nam khoảng 70% và chỉ 1 - 2% số người bị nhiễm HP bị loét dạ dày tá tràng.

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.

Triệu chứng

Hầu hết các trường hợp nhiễm H. pylori không có dấu hiệu hay triệu chứng. Các dấu hiệu hay triệu chứng có thể xảy ra khi nhiễm H. pylori, bao gồm:

  • Cơn đau nhức hoặc nóng trong bụng
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Thường xuyên ợ hơi
  • Đầy hơi
  • Giảm trọng lượng
  • Cảm giác nặng hoặc đau bụng liên tục
  • Khó nuốt
  • Phân có máu hay phân đen mầu hắc ín
  • Chất nôn có máu hoặc chất nôn có màu đen hoặc chất nôn giống như bã cà phê...

Khi có một số triệu chứng trên, người bệnh không được chủ quan mà cần đi khám với bác sĩ Tiêu hóa và làm các xét nghiệm chẩn đoán. 

Nhiễm HP có thể có hoặc không có triệu chứng đau dạ dày
Nhiễm HP có thể có hoặc không có triệu chứng đau dạ dày - Ảnh: SKĐS

Nguyên nhân nhiễm HP dạ dày

  • Lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân
  • Lây lan qua nước không được xử lý

Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể qua miệng và vào hệ thống tiêu hóa

Biến chứng

Nhiều người bị nhiễm H. pylori có thể không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng hoặc biến chứng nào. Các biến chứng liên quan đến nhiễm H. pylori, có thể bao gồm:

  • Loét dạ dày và ruột non
  • Viêm dạ dày cấp và mạn tính
  • Ung thư dạ dày
  • Không chỉ gây ra các bệnh lý ở dạ dày mà nhiễm HP có liên quan tới:
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát
  • Đái tháo đường týp II
  • Xơ hóa động mạch và có liên quan tới bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim...

Phương pháp điều trị

  • Các loại thuốc để loại trừ H. pylori: Thuốc kháng sinh và các kết hợp các loại thuốc
  • Các loại thuốc để làm giảm acid trong dạ dày: Thuốc làm giảm acid trong dạ dày có thể giúp nâng cao hiệu quả của thuốc kháng sinh. Thuốc giảm acid cũng có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng và giảm đau.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc diều trị nào cũng có thể gây tác dụng phụ xấu tới sức khỏe, vì vậy không được lạm dụng khi chưa có chỉ định. 

Phòng bệnh nhiễm vi khuẩn H.P

  • Bởi vì vi khuẩn H.P lây truyền qua đường tiêu hóa, do vậy việc đảm bảo vệ sinh như ăn uống thức ăn chín sẽ giúp làm giảm lây truyền.
  • Tránh lạm dụng sử dụng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ giúp giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
  • Đối với những người mà trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, cần khám và xét nghiệm H.P, nếu bị nhiễm nên sớm điều trị.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.dieutri.vn/tieuhoa/25-4-2011/S60/Nhiem-Helicobacter-pylori-HP.htm
2. http://gastimunhp.vn/cac-test-kiem-tra-vi-khuan-hp-trong-da-day-1122
3. Pgs.Ts Đào Văn Long (chủ biên) - Qui trình kỹ thuật nội khoa tiêu hóa - Nhà xuất bản Y học 2015. Nội soi can thiệp làm Clo-Test chẩn đoán nhiễm H.pylori. Trang 128-130.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/