Nội soi đại tràng không đau: Quy trình và một số lưu ý

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 18/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 26/09/2023

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. Có nội soi đại tràng gây mê và nội soi đại tràng không gây mê.

Với sự phát triển của y học, nội soi đại tràng không còn là nỗi lo của người bệnh
Với sự phát triển của y học, nội soi đại tràng không còn là nỗi lo của người bệnh - Ảnh: PK Hoàng Long

Khi nào nên đi nội soi đại tràng?

Đại trạng là bộ phận thuộc cơ quan Tiêu hóa, người bệnh nên đi khám và nội soi đại tràng khi có những triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Rối loạn phân: phân có nhày máu, sống phân, phân có thức ăn chưa tiêu
  • Rối loạn đại tiện
  • Phân đen...

Có 2 loại nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng.

  • Nội soi không gây mê (soi tươi): Bệnh nhân tỉnh táo khi bác sĩ tiến hành nội soi. Vì vậy có thể gây đau, khó chịu trong quá trình soi.
  • Nội soi gây mê (không đau): Bệnh nhân được gây mê (tiền mê, gây ngủ) nên khi nội soi không có cảm giác khó chịu.

Nội soi đại tràng không đau là gì?

Bệnh nhân được gây mê (tiền mê) trong quá trình nội soi nên không gây đau, khó chịu như nội soi đại tràng thông thường. Ngoài ra, gây mê bằng phương pháp tiền mê an toàn cho bệnh nhân trong nội soi.

Một ống dài linh hoạt có gắn camera được đưa vào đại tràng cho phép bác sĩ chuyên khoa xem bên trong của toàn bộ đại tràng để phát hiện tổn thương niêm mạc, khối u hoặc các loại mô bất thường. Qua đó có thể loại bỏ khối u (polyp),mô bất thường trong quá trình nội soi. 

Mô phỏng phương pháp nội soi đại tràng
Mô phỏng phương pháp nội soi đại tràng - Ảnh: Tarifi

Quy trình nội soi đại tràng không đau

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám lâm sàng và chỉ định nội soi
  • Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X.Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
  • Bước 3: Làm sạch đại tràng, thụt tháo 
  • Bước 4: Tiến hành gây mê và nội soi
  • Bước 5: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị

Nội soi đại tràng không đau ở đâu tốt tại Hà Nội?

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thăm dò chức năng cần thiết, quan trọng để thăm khám các bệnh lý đại - trực tràng và tầm soát ung thư sớm.

Đây là một kỹ thuật nội soi khó, đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và trang thiết bị nội soi hiện đại. Vì vậy bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế đủ điều kiện cần thiết để được thăm khám và nội soi hiệu quả.

Nếu chưa chọn được địa chỉ khám và nội soi đại tràng phù hợp thì có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín sau đây. 

1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện lớn, uy tín và được nhiều người bệnh đánh giá cao. Người bệnh có thể lựa chọn khám và nội soi đại tràng tại Bệnh viện Đại học Y, chuyên khoa Tiêu hóa của bệnh viện là chuyên khoa mạnh và được đầu tư nhiều.

Bệnh viện Đại học Y khang trang, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại trong thăm khám như: hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, nội soi Tiêu hóa... Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn đi khám và nội soi tại địa chỉ này. 

Bạn có thể khám tại Khoa khám bệnh hoặc Khoa khám theo yêu cầu (đều nằm ở tòa nhà A2). Tốt nhất bạn nên đi khám vào đầu buổi sáng, vì buổi chiều có ít bác sĩ trực khám. Ngoài ra, nội soi đại tràng cần làm sạch đại tràng, thụt tháo sẽ mất khoảng 3 - 4 tiếng, nếu đi khám buổi chiều thì có thể sẽ không xong trong ngày. 

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Người bệnh có thể khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Ảnh: BookingCare

2. Bệnh viện Bảo Sơn 

  • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Bảo Sơn là bệnh viện đa khoa tư nhân uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện Bảo Sơn được đầu tư nhiều về chuyên khoa Tiêu hóa, máy móc thăm khám, nội soi hiện đại hàng đầu. Bệnh viện Bảo Sơn có hệ thống thiết bị nội soi tiêu hóa hiện đại Hãng OLYMPUS - Nhật Bản cùng với các trang thiết bị thiết yếu khác.

Bác sĩ phụ trách chuyên khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Bảo Sơn là GS.TS Hà Văn Quyết, chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành:

  • 35 năm kinh nghiệm về bệnh lý Tiêu hóa trực tiếp thăm khám
  • Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Hà Nội 
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 
  • Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức.

Nếu khám tại Bệnh viện Bảo Sơn, người bệnh sẽ được GS Hà Văn Quyết trực tiếp thăm khám, nội soi và đọc kết quả.

Tức là, từ thăm khám ban đầu cho đến khâu nội soi, đọc kết quả đều do một bác sĩ, như vậy giúp việc chẩn đoán được thuận tiện hơn, bệnh nhân dễ trao đổi với bác sĩ hơn (thông thường, bác sĩ khám và bác sĩ nội soi sẽ là 2 người khác nhau).

Nội soi đại tràng được Giáo sư Hà Văn Quyết trực tiếp thực hiện
Nội soi đại tràng được Giáo sư Hà Văn Quyết trực tiếp thực hiện - Ảnh: BV Bảo Sơn

Xem thêm

Lưu ý trước khi nội soi

  • Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng.
  • Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi.
  • Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đi nội soi đại tràng
  • Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết các thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh khác nếu có. 
  • Các trường hợp khác, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết trước khi nội soi.

Đối với nội soi đại tràng có gây mê, sau khi soi bệnh nhân không nên tự điều khiển các phương tiện giao thông. Vì vậy, nên có người thân đi cùng hoặc gọi Taxi về nhà.

 
 
Tài liệu tham khảo
https://youtu.be/9am6KqXpysQ?t=30s
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/