Nội soi đại tràng: Quy trình và lưu ý khi nội soi đại tràng

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 18/10/2024

Nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón, tiêu chảy mãn tính và các vấn đề đường ruột khác.

Đầu nội soi đại tràng có gắn camera
Đầu nội soi đại tràng có gắn camera - Ảnh minh họa

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. 

Nội soi có thể giúp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân có của đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón, tiêu chảy mãn tính và các vấn đề đường ruột khác. 

Nội soi đại tràng thường được bác sĩ chỉ định với những người có biểu hiện viêm đại tràng với những triệu chứng như:

  • Đau bụng quanh rốn 
  • Đau dọc khung đại tràng
  • Đi ngoài ra máu
  • Sụt cân trầm trọng không rõ nguyên nhân...
  • Những người có nhu cầu khám tầm soát, phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.
Đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng
Đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng - Ảnh: Pixabay

Quy trình nội soi đại tràng

Một ống dài linh hoạt có gắn camara được đưa vào đại tràng cho phép bác sĩ chuyên khoa xem bên trong của toàn bộ đại tràng để phát hiện tổn thương niêm mạc, khối u hoặc các loại mô bất thường.

Qua đó có thể loại bỏ khối u (polyp),mô bất thường trong quá trình nội soi. 

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám lâm sàng và chỉ định nội soi
  • Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X.Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
  • Bước 3: Làm sạch đại tràng
  • Bước 4: Tiến hành nội soi
  • Bước 5: Bác sĩ đọc kết quả và chỉ định điều trị

Điều kiện cần thiết của một cơ sở y tế nội soi đại tràng tốt

  • Bác sĩ Tiêu hóa giỏi
  • Hệ thống Nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng)
  • Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học…)
  • Siêu âm bụng, Chụp X.Quang hoặc Chụp cắt lớp (CT-Scan)

Có 2 loại nội soi đại tràng:

  • Nội soi không gây mê (soi thường): bệnh nhân tỉnh táo khi bác sĩ tiến hành nội soi. Vì vậy có thể gây đau, khó chịu trong quá trình soi.
  • Nội soi gây mê: bệnh nhân được gây mê nên khi nội soi không có cảm giác khó chịu.

Đối với nội soi đại tràng có gây mê, sau khi soi bệnh nhân không nên tự điều khiển các phương tiện giao thông, tốt nhất là có người thân đi cùng để hỗ trợ. 

Lưu ý trước khi Nội soi

Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng.

  • Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi.
  • Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đi nội soi đại tràng
  • Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết các thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh khác nếu có. 
  • Các trường hợp khác, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết trước khi nội soi.

Xem thêm Video

Nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng) ở Bệnh viện Bảo Sơn

  • Thực hiện: Sức khỏe Đời sống
  • Thời lượng: 05 phút 30 giây
 
 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/