Quy trình 3 bước khám Xương khớp mà người bệnh cần nhớ
BookingCare sẽ chia sẻ về Quy trình 3 bước đi khám Xương khớp, bao gồm: Trước khi đi khám, Trong khi đi khám và Sau khi đi khám.
Là những người kết nối bệnh nhân với bác sĩ, cơ sở y tế, BookingCare mong muốn người bệnh có sự chuẩn bị đi khám hiệu quả nhất. Hôm nay BookingCare sẽ chia sẻ về Quy trình 3 bước đi khám Xương khớp, nếu thấy hữu ích, mọi người hãy chia sẻ với bạn bè, người thân của mình.
Bài viết có những nội dung tương đương với 3 bước: Trước khi đi khám cần chuẩn bị gì, Trong khi đi khám cần lưu ý gì và Sau khi đi khám thì như thế nào.
Quy trình 3 bước đi khám Xương khớp
Bước 1: Trước khi đi khám
Chuẩn bị kiến thức trước khi đi khám sẽ giúp bạn đi khám hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí…
- Chuyên khoa. Bạn cần tìm hiểu xem bệnh của mình thuộc chuyên khoa gì, có đúng là chuyên khoa Cơ xương khớp hay không. Bạn có thể tìm hiểu những điều này trên internet.
- Ghi chép. Ghi lại chính xác tình trạng bệnh, triệu chứng mình gặp phải. Xuất hiện từ bao giờ, mức độ như thế nào, đã uống thuốc hay đi chữa trị ở đâu chưa? Có như vậy, khi đi khám bạn mới nhớ hết và mô tả chính xác cho bác sĩ được. Không ít trường hợp bối rối khi gặp bác sĩ, kể không đúng hoặc kể không đủ về tình trạng của mình, bác sĩ khó chẩn đoán chính xác bệnh tình được.
- Địa chỉ uy tín. Trước khi đi khám, mọi người cũng nên tìm hiểu một vài địa chỉ khám chuyên sâu và uy tín. Tìm hiểu xem bệnh viện, phòng khám đó có chuyên khoa Cơ xương khớp hay không, nếu có thì có máy móc chụp chiếu gì không?
- Bác sĩ giỏi. Chọn một bác chuyên khoa Cơ xương khớp giỏi, mọi người có thể tham khảo các bài viết về Bác sĩ Cơ xương khớp giỏi để lựa chọn. Bạn có thể tham khảo danh sách bác sĩ giỏi trên BookingCare: Lịch bác sĩ khám Cơ xương khớp
- Chi phí. Đây cũng là điều cần lưu ý khi tìm hiểu và chuẩn bị đi khám. Giá khám, chi phí chụp chiếu khoảng bao nhiêu để ước lượng, chuẩn bị tiền cho hợp lý. Xem thêm bài viết: Khám Xương khớp bao nhiêu tiền?
- Đặt lịch. Bạn nên tham khảo xem cơ sở y tế đó có Đặt lịch được không. Nếu Đặt lịch được sẽ rất thuận tiện, được khám đúng bác sĩ, được thông báo khi thay đổi lịch, được nhắc nhở chuẩn bị trước khi đi khám…
Bước 2: Trong khi đi khám
Cần lưu ý một số điều sau khi đi khám, để quá trình khám được thuận lợi, suôn sẻ:
- Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, triệu chứng, các kết quả chụp chiếu đã có để đưa ra đánh giá ban đầu cho người bệnh. Nếu đã đủ để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho kết quả luôn.
- Chụp chiếu. Nhiều trường hợp cần phải chụp chiếu thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp (Xquang, có thể là MRI, siêu âm hoặc CT-Scan). Sau đó, chờ có kết quả và mang lại để bác sĩ đọc kết quả. Xem thêm bài viết: Một số chỉ định chụp chiếu khi đi khám Xương khớp.
- Hỏi kỹ. Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi, hỏi trực tiếp bác sĩ. Ví dụ: có cần hạn chế vận động không, hoặc có cần tập luyện gì không, có cần lưu ý gì trong khi dùng thuốc không, cần điều trị tỏng khoảng bao lâu…
Bước 3: Sau khi đi khám
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ, đơn thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt cần khoa học, đúng giờ.
- Vấn đề trong quá trình điều trị. Thông thường trên sổ khám hoặc trên giấy hẹn sẽ có số điện thoại của bác sĩ hoặc cơ sở y tế bạn đã khám. Khi có bất thường dùng thuốc hoặc bệnh tiến triển xấu thì nên gọi điện sớm cho bác sĩ để trao đổi cụ thể.
- Tái khám đúng hẹn. Nhiều người bệnh chủ quan, không đi khám lại vì thấy tình trạng ổn định hơn. Nếu đã có hẹn tái khám, tức là bác sĩ cần theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để điều chỉnh thuốc và cách sinh hoạt, vận động. Có thể thuốc đã kê không đáp ứng được với cơ thể của bạn, cần đổi thuốc khác…
Chụp chiếu trong nhóm bệnh Xương khớp
Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định chụp chiếu: Xquang, Cộng hưởng từ MRI, Cắt lớp vi tính CT-Scan, Siêu âm. Trong đó, CT-Scan ít được chỉ định hơn 3 loại còn lại.
1. Xquang
Chụp Xquang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có chi phí tương đối thấp. Chụp Xquang để đánh giá tình trạng tổn thương như: gãy xương, chấn thương xương khớp, các bất thường ở xương, khớp….
Trong nhóm bệnh Xương khớp, Xquang thường được chỉ định vì tính chất nhanh, rẻ và hiệu quả. Tuy nhiên, vì có tác dụng của tia X nên phụ nữ có thai không nên chụp Xquang khi không thật cần thiết. Có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp X quang. Tuy nhiên nếu chụp đi chụp lại nhiều lần sẽ có nguy cơ vì tia X sẽ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể.
2. Cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI là một loại chụp chiếu an toàn, không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân. Là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hình ảnh chụp có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể.
Có thể nói rằng, công dụng của Cộng hưởng từ rộng hơn Xquang, phát hiện được nhiều vấn đề hơn. Cho nên, chi phí cho một ca chụp cũng cao hơn nhiều so với Xquang.
Đặt lịch chụp cộng hưởng từ tại: Lịch chụp Cộng hưởng từ MRI
3. Siêu âm khớp
Siêu âm là một phượng tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, an toàn, tiện lợi, rẻ tiền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý: tràn dịch khớp, bệnh viêm khớp, các bệnh lý phần mềm quanh khớp. Siêu âm cơ xương khớp không có bất cứ chống chỉ định nào và an toàn với người bệnh.
4. CT-Scan
CT-Scan là kỹ thuật chụp có sử dụng tia X, hình ảnh thu được là các lát cắt. Những hình ảnh này rõ ràng và chi tiết hơn so với X-quang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần chụp CT-Scan.
Trong Xương khớp, CT-Scan có thể giúp chẩn đoán các Chấn thương (gãy các xương lớn, gãy khớp lớn phức tạp như xương chậu, khớp vai, khớp háng…),chẩn đoán các bệnh lý xương.
CT-Scan có thể dùng để chụp cho những bệnh nhân có chống chỉ định chụp Cộng hưởng từ (Đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính cố định, di vật kim loại…). Phụ nữ có thai nên không nên chụp CT-Scan, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Chạy bộ & Leo Núi