Một số chụp chiếu thường được chỉ định khi khám Xương khớp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 04/12/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Để trải nghiệm đi khám Xương khớp được tốt hơn, hãy tham khảo một số chụp chiếu thường gặp dưới đây. Với những thông ttin này, BookingCare mong rằng sẽ hữu ích với mọi người vào một thời điểm nào đó.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
bác sĩ xương khớp và bệnh nhân
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sau đó đưa ra chỉ định chụp chiếu cụ thể (Ảnh: Carestream Health)

Trong quá trình kết nối bệnh nhân Đặt lịch khám Cơ Xương Khớp và một số bệnh lý khác, BookingCare nhận thấy rằng, nhiều người bệnh băn khoăn không biết sẽ phải làm những xét nghiệm chụp chiếu gì khi đi khám.

Biết được điều đó sẽ giúp người bệnh tự tin hơn đi khám, cũng sẽ đưa ra được những câu hỏi cụ thể hơn với bác sĩ Cơ Xương Khớp và nhân viên y tế (những câu hỏi trực tiếp liên quan đến bệnh của mình).

Để trải nghiệm đi khám được tốt hơn, hãy tham khảo nội dung dưới đây, hy vọng sẽ hữu ích với mọi người vào một thời điểm nào đó.

Quá trình khám Xương khớp như thế nào?

Với khám Xương khớp, thông thường bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng trước. Sau khi nghi ngờ hoặc cần chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh đi chụp chiếu, chẩn đoán hình ảnh. Tùy theo loại chẩn đoán hình ảnh mà mất thời gian bao lâu, thường là khoảng 20 - 25 phút (cả thời gian chuẩn bị).

Sau khi có kết quả, người bệnh mang lại phòng khám ban đầu (nơi gặp bác sĩ khám đầu tiên) để bác sĩ cơ xương khớp xem kết quả và chẩn đoán bệnh, tư vấn phương án điều trị.

Xem thêm bài viết:

Một số chụp chiếu thường được chỉ định khi khám Xương khớp

Trong quá trình đi khám, để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một trong số chụp chiếu sau: X-quang, Cộng hưởng từ MRI, Cắt lớp vi tính CT-Scan, Siêu âm.

1. X-quang

bác sĩ chẩn đoán qua ảnh chụp Xquang
Bác sĩ dựa trên kết quả chụp chiếu để đưa ra chẩn đoán chính xác - Ảnh: Health Imaging

Chụp Xquang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có chi phí tương đối thấp. Nó cần thiết để chẩn đoán hoặc giải quyết các vấn đề khác. Với bệnh Xương khớp, chụp Xquang để giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương như: gãy xương, chấn thương xương khớp, các bất thường ở xương, Khe khớp và một số bất thường của ổ khớp, ví dụ như thoái hoá khớp, tình trạng hủy đầu xương, hẹp khe khớp, dính khớp, bào mòn xương...

Phương pháp chụp Xquang chỉ giúp phát hiện được các tổn thương ở xương, đặc biệt là hình ảnh bảo mòn. Ở giai đoạn muộn của bệnh không phát hiện được tổn thương viêm màng hoạt dịch. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ phát hiện được cả hai loại tổn thương ngay ở giai đoạn sớm. Tổn thương xương thường gặp nhất là ở khối xương cổ tay, bàn tay.

Chi phí chụp X-quang khá thấp, tại mỗi cơ sở y tế sẽ có giá khác nhau. Còn tại Bệnh viện Việt Đức:

  • Chụp Xquang số hóa 1 phim: 58.000 đồng
  • Chụp Xquang số hóa 2 phim: 83.000 đồng
  • Chụp Xquang số hóa 3 phim: 108.000 đồng

Có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp X quang. Tuy nhiên nếu chụp đi chụp lại nhiều lần sẽ có nguy cơ vì tia X sẽ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể. Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối thiểu cần để có hình chính xác nhất có thể của cơ quan cần được chụp kiểm tra.

Phụ nữ có thai không nên chụp X quang khi không thật cần thiết vì có một nguy cơ nhỏ là tia X sẽ gây ra bất thường cho thai nhi.

2. Chụp Cộng hưởng từ MRI

chụp cổng hưởng từ
Một ca chụp Cộng hưởng từ (Ảnh: Phòng khám Vietlife)

Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là một loại chụp chiếu an toàn, không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân. Ngày nay, chụp cộng hưởng từ được sử dụng trong các trường hợp như: bệnh thần kinh, cột sống, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…

Chụp MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học sử dụng từ trường và sóng radio. Hình ảnh chụp có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể. Khả năng tái tạo hình ảnh 3D, không có tác dụng phụ như X quang hoặc CT-Scanner nên ngày càng được chỉ định rộng rãi cho nhiều ứng dụng chuyên khoa khác nhau.

Có thể nói rằng, công dụng của Cộng hưởng từ rộng hơn Xquang, phát hiện được nhiều vấn đề hơn. Cho nên, chi phí cho một ca chụp cũng cao hơn nhiều so với Xquang.

Bạn có thể tham khảo và đặt lịch chụp cộng hưởng từ tại một số bệnh viện, phòng khám trong mạng lưới của BookingCare: Đặt lịch chụp Cộng hưởng từ MRI 

Chi phí tại Phòng khám đa khoa Vietlife:

  • Chụp cộng hưởng từ khớp vai: 1.900.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp gối: 1.800.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp cổ chân: 1.900.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp bàn tay: 1.900.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp bàn chân: 1.900.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp ngón tay: 1.900.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ khớp ngón chân: 1.900.000 đồng

Xem thêm bài viết:

3. Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan

CT-scan là kỹ thuật chụp có sử dụng tia x-quang, hình ảnh thu được là các lát cắt. Kỹ thuật này cũng có thể cho ra hình ảnh 3D dựng hình từ các lát cắt đó.

CT-scan cho hình ảnh về cả vị trí lẫn kích thước cấu trúc mô lành cũng như mô bị tổn thương một cách chi tiết của hầu hết các cấu trúc trong cơ thể. Những hình ảnh này rõ ràng và chi tiết hơn so với X-quang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần chụp CT-scan.

Trong Xương khớp, CT-scan có thể giúp chẩn đoán các Chấn thương (gãy các xương lớn, gãy khớp lớn phức tạp như xương chậu, khớp vai, khớp háng…),chẩn đoán các bệnh lý xương (viêm xương, u xương, lao xương…).

Cũng như X-quang, phụ nữ có thai nên hạn chế chụp CT-scan, nhất là trong 3 tháng đầu. CT là kỹ thuật dùng tia X và gây nhiễm xạ. Mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn cho phép.

Độ phân giải không gian đối với xương cao nên rất tốt để khảo sát các bệnh lý xương. Kỹ thuật dùng tia X, nên có thể dùng để chụp cho những bệnh nhân có chống chỉ định chụp cộng hưởng từ (Đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính cố định, di vật kim loại…).

BookingCare hiện đang hỗ trợ Đặt lịch khám và chụp CT-scan tại một số cơ sở y tế, bạn có thể tham khảo và Đặt lịch: Đặt lịch chụp Cắt lớp vi tính CT-Scan

4. Siêu âm

siêu âm khớp
Siêu âm khớp (Ảnh: pixabay.com)

Siêu âm thường là chỉ định quan trọng trong chẩn đoán các bệnh mô mềm trong Cơ xương khớp như: siêu âm các khớp, màng xương, hình thái cân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch…

Siêu âm là một phượng tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, an toàn, tiện lợi, rẻ tiền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý: tràn dịch khớp, bệnh viêm khớp, các bệnh lý phần mềm quanh khớp. Siêu âm cơ xương khớp không có bất cứ chống chỉ định nào và an toàn với người bệnh.

Siêu âm khớp tổn thương trong viêm khớp dạng thấp, dễ dàng phát hiện tình trạng viêm màng hoạt dịch, đặc biệt trong đợt tiến triển. Siêu âm có thể phát hiện tổn thương viêm màng hoạt dịch từ giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, ngoài ra siêu âm còn phát hiện được hình ảnh bào mòn xương.

Trên đây là bài chia sẻ của BookingCare về một số loại chụp chiếu thường được chỉ định khi đi khám Xương Khớp để các bạn đọc tham khảo trước khi đi khám.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh Cơ Xương Khớp. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn từ xa về Cơ-Xương-Khớp thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.bvngoaithankinhqt.org.vn/tin-tuc/chup-cat-lop-vi-tinh-ct-scanner
2. http://sotayxetnghiem.com/chup-x-quang/
3. http://doanclinic.com/chup-cat-lop-vi-tinh-chup-ct-scan/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/