Rối loạn giọng là gì, đi khám ở đâu?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 09/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Rối loạn giọng là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ, chất lượng giọng.

Rối loạn giọng là gì, đi khám ở đâu
Rối loạn giọng là gì, đi khám ở đâu (Ảnh: Internet)

Hầu hết chúng ta không chú ý nhiều tới giọng nói cũng như những thay đổi của chúng. Tuy nhiên, những biến đổi dù rất nhỏ trong giọng nói có thể đang thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn.

Khi thấy có bất thường ở giọng nói mà không có lý do đặc biệt (nói nhiều, nói to vào ngày hôm trước, cảm cúm...) người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được đánh giá chính xác tình trạng. 

Rối loạn giọng là gì?

Rối loạn giọng là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ, chất lượng giọng. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến các địa chỉ khám chữa Tai Mũi Họng uy tín để thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán bệnh.

1. Khàn tiếng

Đừng chủ quan khi thấy giọng nói trở nên khàn khàn sau một thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Nó có thể là một dấu hiệu của trào ngược axit dạ dày.

Ngoài ra, khan tiếng cũng cảnh báo những triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Bất cứ thay đổi trong giọng nói đang báo động các bệnh lý lành tính và nguy hiểm hơn là ung thư thanh quản .

2. Giọng nghẹt mũi

Cảm lạnh thông thường khiến bạn khó chịu và tắc mũi. Triệu chứng nghẹt mũi cộng với việc phải thở bằng miệng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi và viêm niêm mạc. Những bệnh nhân viêm mũi mãn tính sẽ phát triển thành viêm xoang mãn tính.

3. Khàn giọng, yếu giọng

Một sự thay đổi trong giọng nói của bạn có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp dẫn đến tác động tiêu cực đến âm giọng.

Những dấu hiệu thông thường của bệnh nhân mắc các vấn đề về tuyến giáp là giọng nói ngày càng khàn trầm, yếu. Ung thư tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh mà thường chỉ một bên. Điều này sẽ dẫn đến tê liệt một bên thanh quản. Giọng nói sẽ yếu dần và mất hẳn tiếng.

4. Giọng nói đơn điệu, yếu ớt, nói nhịu

Giọng nói bỗng trở nên nhỏ, khó nghe hay nói ngọng bất thường là dấu hiệu thường thấy của bệnh Parkinson. Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson có thay đổi về giọng nói. 

5. Khản giọng

Trong giai đoạn đầu của ung thư thanh quản, giọng nói sẽ biến đổi. Đó là do sự rung động của dây thanh quản bị ảnh hưởng khi có sự bất thường trong cổ họng, dẫn đến khàn giọng.

Tuy nhiên, khản giọng cũng do viêm thanh quản và tình trạng có thể kèo dài trong nhiều tuần.

Nguyên nhân rối loạn giọng

Rối loạn giọng có thể do các nguyên nhân mang tính hành vi và các tổn thương thực thể tại thanh quản.

Các nguyên nhân hành vi

Lạm dụng giọng nói, sử dụng giọng nói không hợp lý

  • Rối loạn giọng căng cơ không có tổn thương niêm mạc dây
  • Các bệnh lý niêm mạc dây thanh: hạt xơ dây thanh, phù nề dây thanh, polyp dây thanh, u hạt, loét tiếp xúc, viêm thanh quản mạn tính.

Nguyên nhân tâm lý - tâm thần

  • Rối loạn giọng do căn nguyên tâm lý - tâm thần.
  • Rối loạn giọng tuổi dậy thì.
  • Các rối loạn giọng do chuyển giới tính.

Chẩn đoán xác định rối loạn giọng

Khám lâm sàng

Bác sĩ Tai Mũi Họng lắng nghe người bệnh phát âm để đánh giá tình trạng giọng nói, phát hiện các rối loạn về âm vực, cao độ, cường độ, chất giọng. Rối loạn giọng có thể biểu hiện bằng các rối loạn như sau:

  • Âm vực: Âm vực nghẹt, âm vực cao, dịch chuyển âm vực
  • Cao độ: Giọng quá ồm hoặc quá cao, gián đoạn cao độ, khó phát âm tần số cao, khó thay đổi cao độ, giọng đôi...
  • Cường độ: Không nói to được, khó thay đổi cường độ
  • Chất giọng: Chất giọng thở, giọng thô ráp, giọng khàn, giọng nghẹt…

Để đánh giá chức năng phát âm của thanh quản, cần soi thanh quản bằng nguồn sáng nhấp nháy, gọi là soi hoạt nghiệm thanh quản.

 Cận lâm sàng

  • Chụp X quang vùng cổ và thanh quản khi nghi ngờ tổn thương choán chỗ, bất thường khung sụn thanh quản, chấn thương thanh quản…
  • Phân tích âm của giọng nói: Giúp đánh giá khách quan giọng nói, theo dõi tiến triển của bệnh sau khi điều trị.
  • Đo điện cơ thanh quản: Để chẩn đoán các rối loạn giọng do nguyên nhân thần
  • Đo luồng khí qua thanh môn khi phát âm: Giúp đánh giá các thông số khí động học của giọng nói như áp lực hạ thanh môn, thể tích khí lưu thông qua thanh môn khi phát âm.
  • Thanh môn đồ: Đánh giá chu kỳ rung động của dây thanh.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một vài chụp chiếu, xét nghiệm để đánh giá tình trạng (không phải thực hiện tất cả các cận lâm sàng trên). 

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt được đặt ra khi cần phân định giữa các rối loạn giọng có nhiều đặc điểm giống nhau.

  • Rối loạn giọng căng cơ đơn thuần với bệnh co cứng cơ thanh quản do nguyên nhân thần
  • Rối loạn giọng do tâm lý với tổn thương thần kinh - cơ thanh quản.
  • Quá sản đơn thuần với ung thư thanh quản.
  • Rối loạn giọng tuổi dậy thì với rối loạn giọng do rối loạn nội tiết tố sinh dục.
  • Phân biệt giữa các tổn thương viêm thông thường với viêm đặc hiệu như lao thanh quản, nấm thanh quản.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị rối loạn giọng chủ yếu theo nguyên nhân. Bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và khôi phục chức năng của thanh quản.

Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, đúng chỉ định, đúng giai đoạn của bệnh. Đồng thời có biện pháp dự phòng tái phát.

  • Điều trị nội khoa
  • Trị liệu giọng nói - ngôn ngữ (luyện giọng)
  • Phẫu thuật
  • Giáo dục và tư vấn về sử dụng giọng
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/