Rối loạn mỡ máu: cẩm nang toàn diện cho bệnh nhân và người nhà
Rối loạn mỡ máu là bệnh lý có tăng 3 thành phần mỡ gây hại là Cholesterol, LDL-C, Triglycerid và giảm thành phần có lợi cho cơ thể là HDL-C.
Bài viết tổng hợp đầy đủ các vấn đề liên quan tới bệnh rối loạn mỡ máu, còn gọi là rối loạn lipid máu, hay bệnh máu nhiễm mỡ.
Với các thông tin từ cơ bản về bệnh, tới các thông tin chi tiết về cách phòng, điều trị, các bác sĩ giỏi về bệnh này.
Hy vọng giúp cho bệnh nhân và người nhà có thêm nguồn thông tin tham khảo hữu ích.
Bệnh rối loạn mỡ máu là gì
Cholesterol và Triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần mỡ máu hay lipid máu.
Cholesterol và Triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein là HDL và LDL.
LDL Cholesterol
Cholesterol kết hợp với LDL gọi là LDL-C là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và là yếu tố chủ chốt hình thành mảng xơ vữa động mạch.
HDL Cholresterol
Cholesterol kết hợp với HDL gọi là HDL-C là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể. HDL-C chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.
Rối loạn mỡ máu là bệnh lý có tăng 3 thành phần mỡ gây hại là Cholesterol, LDL-C, Triglycerid và giảm thành phần có lợi cho cơ thể là HDL-C.
Rối loạn mỡ máu là tác nhân chính dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch...
Vì vậy khi xét nghiệm mỡ máu, 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm, đó là:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-cholesterol (LDL-C)
- HDL-Cholesterol (HDL-C)
- Triglyceride.
Dấu hiệu của rối loạn mỡ máu
Hầu hết những người bị rối loạn mỡ máu đều hoàn toàn khỏe mạnh. Người bị rối loạn mỡ máu thường không có dấu hiệu gì báo trước. Cách tốt nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể phát hiện được bệnh nhờ một số dấu hiệu của lắng đọng cholesterol dưới da hay ở vùng quanh mi mắt.
Bảng giá trị bình thường khi xét nghiệm mỡ máu
Chỉ số | Giá trị bình thường (mmol/L) | Giá trị gây hại (mmol/L) |
Cholesterol toàn phần | ≤5,18 | ≥6,2 |
LDL-Cholesterol | 2,1 - 3,9 | ≥4,1 |
HDL-Cholesterol | Nam: 0,9 - 1,4 Nữ: 1,1 - 1,7 | ≤0,9 |
Ghi chú: Giá trị bình thường theo nguồn "Các xét nghiệm thường qui áp dụng trong thực hành lâm sàng" (Pgs.Ts Nguyễn Đạt Anh - Chủ biên - Trang 94 & 640).
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu
Nguyên nhân tăng Cholesterol máu
Ăn nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất này có trong thức ăn có mỡ, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, dầu dừa, dầu cọ, các thức ăn rán, các loại bánh qui, ga tô...
- Ăn quá nhiều mỡ động vật.
- Chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì).
- Tăng Cholesterol gia đình (thiếu hụt thụ thể với LDL).
- Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình.
- Tăng Cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen.
Nguyên nhân gây tăng Triglycerid máu
- Thừa cân, béo phì
- Uống nhiều rượu bia
- Ăn các thức ăn có chứa chất béo
Nguyên nhân gây tăng LDL-Cholesterol
- Tăng Cholesterol có tính chất gia đình
- Hội chứng thận hư
- Bệnh lý gan
- Tắc mật
- Suy thận
- Đái tháo đường
- Tăng lipid máu
Nguyên nhân gây giảm HDL-C (thành phần mỡ máu có lợi)
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Lười vận động thể lực
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
- Dùng thuốc chẹn bê ta giao cảm kéo dài
- Rối loạn gen chuyển hoá HDL
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát
Khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn mỡ máu thứ phát do các nguyên nhân như:
- Đái tháo đường
- Hội chứng thận hư
- Tăng urea máu
- Suy giáp
- Bệnh lý gan
- Nghiện rượu
- Uống thuốc tránh thai
- Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc lợi tiểu
Khi nào cần kiểm tra mỡ máu
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ kèm theo kiểm tra mỡ máu
- Khi có chỉ định của bác sĩ
- Những người có nguy cơ rối loạn mỡ máu (hút thuốc, uống rượu, bệnh tiểu đường, béo phì, tuổi trên 45...).
Để được kiểm tra mỡ máu một cách chính xác và nhanh chóng nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở xét nghiệm mỡ máu uy tín để thực hiện các xét nghiệm đánh giá, kiểm tra và có phác đồ điều trị kịp thời.
Tại sao cần điều trị rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh xơ vữa động mạch và bệnh động mạch vành. Vì vậy, điều trị rối loạn mỡ máu giúp mang lại nhiều lợi ích sau.
- Tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim
- Tránh các biến chứng như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại biên
- Tăng tuổi thọ
- Tăng chất lượng cuộc sống
- Giảm chi phí điều trị vì hạn chế được các tai biến nặng có thể xảy ra.
Điều trị rối loạn mỡ máu thế nào
Điều trị không dùng thuốc
- Lối sống lành mạnh
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
- Tránh ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ độngvật, trứng, bơ, sữa toàn phần...). Tăng cường ăn rau, chất xơ, nhiều cá, ít thịt, và ít muối, ăn nhiều hoa quả.
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, hợp lý.
- Giảm cân
Điều trị dùng thuốc
Sau khi thực hiện các biện pháp ăn kiêng, luyện tập và biện pháp điều trị không dùng thuốc mà kết quả không đạt mục tiêu thì cần phải dùng thuốc.
5 nhóm thuốc chủ yếu sau:
- Nhóm thuốc Statin ngăn chặn tổng hợp Cholesterol tại gan
- Thuốc gắn Acide mật (resin) tăng gắn Cholesterol với acide mật làm tăng đào thải Cholesterol qua đường mật
- Thuốc ức chế ly giải lipid làm giảm sự di chuyển của acid béo tự do từ các tổ chức mỡ, hạn chế gan tổng hợp cholesterol.
- Nhóm thuốc Fibrat tăng ly giải lipid ở ngoại biên và giảm sản xuất Triglycerid ở gan.
- Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol một cách có chọn lọc ở ruột non.
Khám và điều trị rối loạn mỡ máu ở đâu
Khi có xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn mỡ máu, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, theo dõi và điều trị. Tùy vào mức độ của bệnh, Bác sĩ có thể áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc hoặc có sử dụng thuốc.
Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa Nội - Tim mạch uy tín, bệnh nhân đặt lịch khám tại đây.
Lưu ý
Trên đây chỉ là thông tin tham khảo, bạn đọc không nên tự ý sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương án điều trị phù hợp.
Xem video
Bệnh rối loại mỡ máu là gì?
- Bài nói chuyện của PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn
- Thời lượng: 3:03
- Thực hiện: VTC14
2. Tài liệu hương dẫn Rối loạn mỡ máu - Pgs.Ts Nguyễn Quang Tuấn (Chủ biên)
3. vnexpress.net
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ tầm soát suy giãn tĩnh mạch uy tín TPHCM
Danh sách bệnh viện khám Tim mạch Hà Nội uy tín (Phần 3)
Top 6 bác sĩ suy giãn tĩnh mạch giỏi tại Hà Nội
Review 6 địa chỉ tầm soát suy giãn tĩnh mạch uy tín Hà Nội
Chi phí chữa giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần tại 5 phòng khám Top đầu Hà Nội
Review và thông tin lịch khám 6 bác sĩ Tim mạch giỏi Hà Nội (Phần 3)
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi