Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 24/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Khi bị viêm nhiễm, thanh thiệt có thể làm bít khí quản, gây ngạt thở nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở.

Phù nề thanh thiệt có thể gây bít tắc đường thở
Phù nề thanh thiệt có thể gây bít tắc đường thở

Thanh thiệt là một nắp sụn nhỏ nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi lạc vào khí quản khi nuốt. Khi bị viêm nhiễm, thanh thiệt có thể làm bít khí quản, gây ngạt thở nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Phù nề thanh thiệt là tình trạng phù nề các cấu trúc của thanh thiệt gây ra tình trạng tắc nghẽn của hạ họng và vùng thượng thanh môn do các nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng sớm để được xử trí kịp thời. 

Triệu chứng viêm thanh thiệt 

Viêm thanh thiệt thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể diễn tiến trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Với một số triệu chứng đặc trưng sau: 

  • Điển hình nhất là đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở.
  • Thường sốt cao nhưng cũng có khi chỉ ở mức 37.8 độ C đối với người lớn hoặc 37.2 độ C trong những trường hợp viêm thanh thiệt do nhiệt.
  • Khó thở do suy hô hấp cấp, chảy nước dãi, thở rít, rối loạn tiếng nói.
  • Bệnh nhân viêm thanh thiệt thường có dáng vẻ bề ngoài suy sụp nặng.
  • Trẻ em bị viêm thanh thiệt thường có tư thế "hít ngửi" đặc thù, với thân mình nghiêng về phía trước, đầu và mũi cúi về trước và hướng lên trên như thể đang hít ngửi mùi thơm.

Người bệnh cần đi khám ngay nếu kèm theo triệu chứng: đau họng, khàn giọng, không nuốt được, nhịp tim nhanh, da tím tái, suy hô hấp cấp.

Hoặc tư vấn online với bác sĩ Tai Mũi Họng để được hướng dẫn sơ cứu, xử trí ban đầu nếu chưa đi khám được ngay. 

Nguyên nhân gây viêm phù nề thanh thiệt 

Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: Do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng. 

1. Nguyên nhân do nhiễm trùng

  • Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae (25%),tiếp theo là Streptococcus pneumoniae. Ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp cũng có thể do virus gây nên như herpes simplex virus (HSV) và nấm Candida, Aspergillus.
  • Ở trẻ em Haemophilus influenzae typ B là nguyên nhân chính gây bệnh (>90%).

2. Nguyên nhân không do nhiễm trùng

  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính do nhiệt xảy ra sau khi nuốt các đồ ăn quá nóng hoặc hít phải hơi nóng (như cocain hoặc cần sa được đốt nóng).
  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp còn có thể xảy ra sau khi bị côn trùng cắn gây phản ứng dị ứng phù nề.
  • Dị vật hạ họng cũng có thể dẫn đến viêm phù nề thanh thiệt cấp tính.
  • Ngoài ra, một số trường hợp xạ trị vùng đầu cổ cũng có thể gây ra tình trạng viêm phù nề thanh thiệt.

Điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính 

Sau khi được chẩn đoán viêm thanh thiệt, bệnh nhân cần nhập viện ngay vì có nguy cơ bị cản trở đường thở.

Bệnh nhân cần được nằm thoải mái trong phòng có ánh sáng vừa phải với người thân ở bên, thở oxygen ẩm và theo dõi sát bằng monitor. Truyền dịch tĩnh mạch có thể giúp ích nếu không có những dấu hiệu suy hô hấp cấp. Cần đề phòng tình trạng lo âu vì có thể gây đóng bít nắp thanh thiệt.

Bệnh nhân có dấu hiệu nguy cơ tắc nghẽn đường thở cần được bác sĩ chuyên khoa soi thanh quản trong phòng mổ trang bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu. Trong những trường hợp rất nặng, cần mở khí quản cấp cứu.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch sẽ có tác dụng tốt. Lựa chọn kháng sinh tùy theo bệnh cảnh và kinh nghiệm điều trị. Cấy máu với mục đích tìm vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, cấy máu lại không đem đến kết quả như mong đợi.

Khi đã điều trị cấp cứu, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Tiếp tục dùng kháng sinh cho đủ liều lượng. Tái khám đúng hẹn. Những bệnh nhân đã được đặt ống mở khí quản cần tái khám đều đặn để được theo dõi rút ống và chắc chắn là vết mổ đã lành tốt. Khi được theo dõi chăm sóc tốt, đa số bệnh nhân đều phục hồi tốt sau khi xuất viện.

Phần điều trị thì phải trực tiếp gặp các bác sĩ Tai mũi họng để được khám và đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Phòng bệnh viêm thanh thiệt

Dự phòng viêm thanh thiệt sẽ đạt kết quả khả quan nếu tiêm phòng tốt với H influenza type b. Do đó nên tiêm phòng Hib đầy đủ cho trẻ.

Tiêm phòng thường quy cho người lớn thường không được khuyến cáo, ngoại trừ đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như thiếu máu hồng cầu liềm, cắt lách, ung thư, hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Khi đã phơi nhiễm với bệnh nhân viêm thanh thiệt do H influenza thì nên dùng thuốc kháng sinh dự phòng để tiệt trừ vi khuẩn. Việc này sẽ loại trừ được tình trạng người lành mang vi trùng. Những đối tượng này tuy không mắc bệnh nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 4 tuổi chưa được tiêm phòng Hib đầy đủ.

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/