Zona thần kinh nên khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 07/09/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nguyên nhân, biểu hiện bệnh zona, chữa trị thế nào, khi nào cần phải đến gặp bác sĩ và zona thần kinh nên đi khám ở đâu

Zona thần kinh nên khám ở đâu
Zona thần kinh nên khám ở đâu - Ảnh: pexels.com

Bệnh zona thần kinh là bệnh không hiếm gặp trong xã hội, tuy nhiên nhiều người còn xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng ngoài da khác. Do vậy, bài viết này giúp cung cấp thông tin để người đọc hiểu rõ hơn về bệnh zona, chữa trị thế nào, khi nào cần phải đến gặp bác sĩ hay zona thần kinh nên đi khám ở đâu. 

Bệnh zona thần kinh là gì

Bệnh zona là một nhiễm trùng da cấp tính do Varicella zoster virus (VZV) gây nên. Virus VZV thuộc cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi đã bị bệnh thủy đậu, virus này nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não. Về sau, virus có thể kích hoạt lại gây bệnh zona thần kinh.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các mụn nước mọc một bên cơ thể theo chiều dọc, từng đợt này nối tiếp đợt kia. Bệnh nhân cảm thấy đau như kim châm, đau nhoi nhói, ngứa và rát trên vùng da có mụn nước. Sau vài ngày, mụn nước lan rộng ra vùng da. Đau viêm dây thần kinh nhiều khi kéo dài cả sau khi tổn thương da đã lành.

Zona không đơn thuần là các tổn thương ngoài da mà có nguyên nhân gốc rễ từ virus trú ngụ tại mô thần kinh gần tủy sống và não.

Nói cách khác, zona thần kinh là bệnh giao thoa giữa da liễu và thần kinh, thuốc thang điều trị cũng phải cân bằng cả 2 vấn đề này. 

Zona thần kinh dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng da

Một số nhiễm trùng da do độc tố của côn trùng hoặc chất độc của cây sồi và cây dương có thể gây thương tổn và xuất hiện mụn nước, vì vậy cần phải chẩn đoán phân biệt với zona.

Zona thường xuất hiện ở một vùng cơ thể, thuộc vùng chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc hay viêm đầu mút của dây thần kinh ngoại biên. Còn nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể khi có tiếp xúc với phấn côn trùng hay chân con giời (chân, tay, mặt, cổ, bụng…).

Khi nào cần khám và điều trị với bác sĩ

Zona thần kinh sau khi khỏi có thể gây sẹo, đổi màu da vùng da tổn thương và đau dây thần kinh sau zona, việc thăm khám và điều trị ngay từ đầu là cần thiết, đặc biệt là trong các trường hợp như:

  • Zona thần kinh gần mắt và tai. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.
  • Zona không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.
  • Zona bị trên một diện rộng như bị cả nửa thân mình từ bụng đến lưng, bệnh zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, có mủ toàn bộ các nốt tổn thương.
  • Bệnh xảy ra khi người bệnh đang điều trị một số bệnh khác như bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh ung thư, bệnh tự miễn…

Zona thần kinh nên đi khám ở đâu 

Như đã nói ở trên, zona thần kinh là bệnh giao thoa giữa da liễu và thần kinh. Do vậy, điều trị zona cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh để cân nhắc nên khám chữa ở chuyên khoa nào cho phù hợp.

Khi nào khám ở khoa Da liễu

Thông thường, phát ban bệnh zona phát triển như là một vùng các mụn nước bao phủ xung quanh một bên ngực từ cột sống đến xương ức. Đôi khi bệnh zona phát ban xảy ra xung quanh một mắt hoặc trên một bên mặt. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau, rát, tê hoặc ngứa ran.
  • Phát ban đỏ bắt đầu vài ngày sau khi cơn đau.
  • Chứa đầy dịch vỉ, vỡ ra và đóng vảy.
  • Ngứa.

Như vậy, người bệnh nên đi khám da liễu khi có xuất hiện các biểu hiện ngoài da như kể trên. Đây là giai đoạn đầu và giữa của bệnh, điều trị ngay từ giai đoạn này không những giảm khả năng diễn tiến nặng, lan mụn nước rộng, hạn chế nhiễm trùng – sẹo, mà còn giảm nguy cơ bị đau dây thần kinh về sau.

Một số bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại Hà Nội

  • Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương
    Địa chỉ: 15A - Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội
  • Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai
    Địa chỉ: Tòa nhà 2 tầng Khoa Da liễu, Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội 
  • Khoa Da liễu dị ứng – Bệnh viện 108
    Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Khi nào khám ở khoa Thần kinh

Zona thường gây đau dây thần kinh sau khi mụn nước biến mất, tùy từng người sẽ có mức độ đau khác nhau, cơn đau cũng có thể tái phát lại về sau, đặc biệt ở người già và những người mắc bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch kém. Tình trạng này thường được gọi là đau dây thần kinh sau zona, lúc này người bệnh cần gặp các bác sĩ nội thần kinh để được kiểm tra và chữa trị.

Một số bệnh viện, phòng khám Thần kinh uy tín tại Hà Nội

  • Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108
    Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Trí Đức
    Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
    Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội

Lưu ý khi mắc bệnh zona thần kinh

  • Dùng kèm kem chống ngứa để làm dịu những cơn ngứa tại vùng da bị tổn thương, tránh dùng tay để gãi.
  • Vẫn được tắm rửa bình thường, chỉ cần luôn đảm bảo vùng da bị tổn thương được sạch sẽ và khô ráo.
  • Khi bị zona thần kinh ở vùng miệng, ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn. Khi bị zona vùng bụng, nên mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ phải vết thương khiến chúng bị vỡ ra và lây lan sang vùng da khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng gạo nếp, lá thuốc nam hay đỗ xanh để đắp lên vùng da bị tổn thương. Vì làm như vậy không chỉ không chữa được hết bệnh mà còn làm tăng nguy cơ kích ứng da, khiến da bị lở loét, bội nhiễm…
  • Tránh tiếp xúc da thịt đặc biệt là vùng da bị zona thần kinh vào những người đang bị bệnh, đã từng bị thủy đậu hoặc bị suy giảm miễn dịch. Không sử dụng chung đồ dùng do bệnh dễ lây khi tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người khác.
  • Người có tiền sử từng bị mắc bệnh thủy đậu dễ bị mắc zona thần kinh.
  • Với những trường hợp chưa bị bệnh thủy đậu khi còn nhỏ thì rất ít khả năng mắc zona thần kinh.

Xem thêm: Bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh giỏi

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/Benh-nhiet-doi/benh-zona_7834.html
2. https://www.dieutri.vn/dalieu/9-10-2014/s5193/zona-than-kinh-herpes-zoster.htm
3. http://suckhoedoisong.vn/-khi-nao-can-di-kham-n13936.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/