Chụp PET/CT (UB)

Chụp PET/CT (UB)

chưa hỗ trợ đặt khám
Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi tình trạng ung thư Quy trình rõ ràng, nhân viên hỗ trợ chu đáo
Hà Nội

Giới thiệu về kỹ thuật Chụp PET/CT

PET/CT là gì

PET (Positron Emission Tomography – ghi hình cắt lớp positron) cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

CT (Computed Tomography -chụp cắt lớp vi tính) cung cấp các hình ảnh về giải phẫu và cấu trúc cơ thể.

PET/CT là sự kết hợp của 2 phương pháp trên mang lại một hình ảnh lý tường cho phép các bác sĩ chẩn đoán sớm, toàn diện các tổn thương bệnh lý từ đó quyết định các phương pháp điều trị hiệu quả và ít tốn kém cho bệnh nhân.

Quy trình chụp PET/CT tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Máy chụp Pet/CT 

Máy chụp Pet/CT - Ảnh: Công ty Cổ phần Thương mại & Đầu tư Y tế Hà Nội

  • Máy chụp thế hệ mới, được đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2017
  • Thời gian chụp 12 phút

Với khách hàng là nhân dân (chụp tự nguyện)

  • Đến nghe tư vấn và khám tại Khoa Y học hạt nhân, xét nghiệm các chỉ số cần thiết trước khi chụp PET/CT.
  • Với khách hàng đủ điều kiện chụp, khách hàng sẽ có lịch hẹn đến chụp vào ngày hôm sau tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Lưu ý: Chỉ số đường máu của khách hàng <8mmol/l.

Với khách hàng chụp theo chỉ định (có bảo hiểm y tế)

  • Khách hàng mang theo các kết quả xét nghiệm mới nhất. Với khách hàng có chỉ số đường huyết quá cao sẽ không chụp được.
  • Giấy chuyển viện ghi rõ chỉ định chụp PET/CT.
  • Biên bản hội chẩn chụp PET/CT có chữ ký lãnh đạo.
  • Kết quả giải phẫu bệnh để chứng minh tình trạng mắc ung thư.
  • Sau khi chụp xong, khách hàng có thể lấy thẻ bảo hiểm về luôn. Kết quả sẽ được Khoa Y học hạt nhân chuyển phát nhanh về cho Bác sĩ Chỉ định.

Ứng dụng của PET/CT

1. Chụp PET/CT - Đỉnh cao công nghệ phát hiện ung thư sớm

  • Chụp PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương ngay cả khi chưa có thay đổi về cấu trúc giải phẫu.
  • Chụp PET/CT giúp chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác (ung thư).
  • Chụp PET/CT có giá trị cao trong chẩn đoán giai đoạn ung thư, quyết định thái độ xử trí.
  • Đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Phát hiện triệt để các tổn thương ung thư còn lại hay tái phát sau điều trị.
  • Định hướng cho xạ trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương cho mô lành lân cận.

2. Ứng dụng PET/CT cho Tim mạch

  • Giá trị cao trong đánh giá tình trạng tưới máu cơ tim và khả năng phục hồi sau can thiệp.

3. Ứng dụng PET/CT cho Thần kinh

  • Phát hiện các ổ động kinh, chẩn đoán sớm các bệnh lý thoái hóa Alzeimer hay Parkinson

Chú ý: Cân nhắc chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Tìm hiểu về quá trình chụp PET/CT

1.Chuẩn bị trước khi chụp

  • Hạn chế vận động ít nhất trong vòng 24h trước khi chụp. Hạn chế hút thuốc.
  • Nhịn ăn ít nhất 6 giời trước giờ chụp, không dùng đồ uống có năng lượng, đường và cafein.
  • Uống nhiều nước lọc.
  • Bệnh nhân tiểu đường cần khống chế đường máu ở mức bình thường.

2. Quá trình chụp PET/CT

  • Bệnh nhân thay quần áo, nhân viên y tế kiểm tra các chỉ số cơ thể và đường máu cho bệnh nhân
  • Bệnh nhân được truyền dịch và tiêm FDG, nằm nghỉ 45-60 phút chờ thuốc ngấm.
  • Bệnh nhân được chụp PET/CT toàn thân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp bổ sung.
  • Tổng thời gian bệnh nhân ở phòng chụp khoảng 3-4 giờ, thời gian chụp khoảng 20-30 phút.

3. Sau khi chụp

  • Bệnh nhân nằm nghỉ tại phòng lưu khoảng 2 giờ để FDG được thải ra hoàn toàn theo đường chất thải thông thường của bệnh nhân.
  • Trong thời gian nằm nghỉ, bệnh nhân nên uống nhiều nước và được phục vụ đồ ăn nhẹ.
  • Sau khi chụp PET/CT, bệnh nhân không cần theo chế độ kiêng khem nào và có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên hạn chế tiếp xúc với phụ nữ có thai hoặc cho con bú trong vòng 3 giờ sau khi chụp.
  • 4. Thời gian trả kết quả chụp

Kết quả chụp PET/CT sẽ được trả sau 1-2 ngày.

Phản hồi của bệnh nhân sau khi đi khám
Lương Sỹ Đạt đã khám ngày 26/11/2021
Hài lòng với dịch vụ
Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.