Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Thu Hương

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Thu Hương

Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý về Gan mật, truyền nhiễm  Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Hà Nội

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Thu Hương

  • Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý về Gan mật, truyền nhiễm 
  • Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Nhận khám và điều trị

  • Viêm gan B: Có thể âm thầm không triệu chứng hoặc mờ nhạt như đau hạ sườn phải, mệt ít. Một số ít có triệu chứng rõ ràng cấp tính như mệt mỏi nhiều, ăn kém, sợ mỡ, buồn nôn và nôn, vàng mắt vàng da, da sạm, tiểu vàng...
  • Viêm gan C: Có thể âm thầm không triệu chứng hoặc mờ nhạt như đau hạ sườn phải, mệt ít. Một số ít có triệu chứng rõ ràng cấp tính như mệt mỏi nhiều, ăn kém, sợ mỡ, buồn nôn và nôn, vàng mắt vàng da, da sạm, tiểu vàng...
  • Viêm gan do rượu: Mệt mỏi, ăn kém, vàng mắt vàng da, tiểu vàng, gầy sút...
  • Viêm gan tự miễn: Mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, đau các khớp...
  • Viêm gan do ngộ độc thuốc nam, bắc hoặc do thuốc: Mệt mỏi, ăn kém, vàng mắt vàng da, tiểu vàng
  • Gan nhiễm mỡ: Béo phì, mệt ít
  • Sán lá gan lớn: Sốt thất thường, đau hạ sườn phải, mệt, ăn kém
  • Sán lá gan nhỏ: Sốt, đau hạ sườn phải, mệt, ăn kém
  • Nhiễm giun đũa chó, mèo (toxocara): Sẩn ngứa, mày đay, kém ăn…
  • Sốt xuất huyết Dengue: Sốt, đau đầu, đau người, chảy máu chân răng, tiêu chảy…
  • Hội chứng cúm: Sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng...

Quá trình công tác

  • Phó Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (2018 - nay)
  • Phó Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương (2014 - 2017)
  • Bác sĩ khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương (2014 - 2017)

Quá trình đào tạo

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II, Bệnh viện Bạch Mai (2013 - 2015)
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú khóa 27, trường Đại học Y Hà Nội (2003 - 2006)
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội (1996 - 2002)

Sách và các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học

Bác sĩ nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý và ứng dụng một số loại thuốc trong điều trị viêm gan virut (viêm gan B, viêm gan C), rubella. Một số nghiên cứu:

  • Nhận xét hiệu quả phác đồ điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động tại khoa Khám bệnh- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Hội nghị khoa học truyền nhiễm toàn quốc, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, 2011
  • Hiệu quả của phác đồ điều trị trên bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt ngày viêm gan thế giới – 2016, trang 33-37

Thành viên các Hội khoa học, tổ chức chuyên môn

  • Thành viên của Hội Truyền nhiễm Việt Nam
  • Thành viên của Hội Truyền nhiễm Hà Nội

Tham gia các chuyên đề sức khỏe trên báo chí, truyền hình…

  • Tạp chí Truyền Nhiễm
  • Chương trình sống khỏe mổi ngày
  • Giờ viêm gan

Các công trình nghiên cứu khoa học đã tham gia

  • Xác nhận lợi ích lâm sàng của xét nghiệm cúm MSD tại các cơ sở y tế ở châu Á, mã số SEA034 (2010)
  • Nghiên cứu đoàn hệ, quan sát, đa trung tâm nhằm đánh giá đáp ứng bền vững của bệnh nhân bị viêm gan vi rút B mạn tính có HBeAg dương tính với phác đồ điều trị tại Việt Nam, mã số ML27807 (2013)
  • Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa quốc gia giai đoạn III nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của phác đồ phối hợp MK-5172/MK-8742 trong việc điều trị các đối tượng nhiễm HCV mạn tính kiểu gen 1 và 6 chưa từng được điều trị, mã số MK-5172 (2015 - 2016)
  • Nghiên cứu lâu dài nhằm đánh giá tính bền vững của đáp ứng vi rút học và/hoặc kiểu kháng thuốc của vi rút trên bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính đã được điều trị trước đây với MK-5172 trong một thử nghiệm lâm sàng trước (2016 - 2017)
  • Nghiên cứu đo độ dài cẳng tay cho người Việt nam và ứng dụng vào y học (hợp tác với OUCRU) (2016-2017)
  • Xác định cách tiếp cận hiệu quả trong việc loại trừ tình trạng nhiễm virus Viêm gan C tại Việt Nam (2017)
  • Nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của (GLE)/(PIB) ở người lớn nhiễm vi rút viêm gan C (HCV) có kiểu gen 5 hoặc 6 mạn tính, M16-126 (2017 - 2018)
  • Nghiên cứu nhãn mở một nhánh nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của (GLE)/(PIB) ở người lớn nhiễm vi rút viêm gan C (HCV) có kiểu gen 1,2,4, 5 hoặc 6 mạn tính chưa từng điều trị và có xơ gan còn bù, M16-135 (2017 - 2018)
  • Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, giá trị của các dấu ấn sinh học (Biomarkers) trong tiên lượng bệnh sốt xuất Dengue (2017 - 2018)
Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.
Trợ lý AI BookingCare