1. Giới thiệu về dịch vụ đánh giá
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của thời đại 4.0, cùng với yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và những bất cập trong thực tiễn giáo dục; Sự kì vọng của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng trong cuộc sống, học tập và quá trình phát triển của trẻ em. Mặt khác, sự hiểu biết của trẻ về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên.
Thực tế cho thấy trẻ em hiện nay dễ gặp những rối nhiễu cảm xúc (Lo âu, trầm cảm…), rối loạn phát triển (tự kỉ, chậm phát triển, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp), các khó khăn học tập (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về hành vi (chống đối, bỏ học, trộm cắp, hung tính…) mà bản thân không hề biết. Hậu quả là ngày càng có nhiều trẻ em gặp không ít khó khăn trong học tập, sinh hoạt, hòa nhập nhà trường và xã hội, thậm chí bỏ nhà, sống trong thế giới ảo, sử dụng chất kích thích, thực hiện hành vi xấu. Có nhiều trẻ đã từng tự làm đau mình như cắt tay, tự tử.
Vì vậy, Viện Tâm lý Giáo dục Braincare triển khai Chương trình Đánh giá các Rối loạn Phát triển và Tâm lý trẻ em nhằm phát hiện sớm các trường hợp trẻ em gặp khó khăn và nhanh chóng hỗ trợ, can thiệp để các gia đình có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
2. Lợi ích khi tham gia Chương trình Đánh giá Phát triển trẻ em
- Sử dụng các Bộ công cụ chẩn đoán, đánh giá tiên tiến nhất trên thế giới và Việt Nam nhằm phát hiện sớm các vấn đề khó khăn của trẻ em, từ đó tư vấn cho giáo viên, phụ huynh cách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ càng sớm càng tốt.
- Việc chẩn đoán, đánh giá sớm các chỉ số IQ, EQ, các rối loạn phát triển, rối nhiễu tâm lý, cấu trúc tâm lý nhân cách cũng giúp cho cha mẹ có thể hiểu rõ hơn vấn đề của con, biết cách hỗ trợ, đồng hành cùng con phát triển điểm mạnh và khắc phục những hạn chế.
- Việc chẩn đoán, đánh giá các vấn đề tâm lý của trẻ còn giúp phát hiện và can thiệp sớm, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ đối với trẻ, nhất là những vấn đề về lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ… đến việc học tập, sinh hoạt, cuộc sống của trẻ.
3. Trung tâm Braincare đánh giá trẻ ở những mặt nào?
- Đánh giá để xác định Chỉ số trí tuệ (IQ) và Cảm xúc (EQ)
- Đánh giá các Rối loạn phát triển: Tăng động giảm tập trung, khó khăn học tập, chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ…
- Đánh giá các Vấn đề tâm lý liên quan đến học đường và gia đình, xã hội như: Trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên, căng thẳng, lo âu học đường, rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hưng trầm cảm)…
- Đánh giá kiểu hình cấu trúc tâm lý nhân cách của trẻ
- Đánh giá năng lực và định hướng phát triển nghề nghiệp có cơ sở khoa học
- Đánh giá lòng tự trọng và năng lực quản trị bản thân, lãnh đạo phát triển.
- Đánh giá các nguy cơ cao như tự làm đau, tự tử, chống đối xã hội...
4. Đối tượng sử dụng
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 18 tuổi
5. Công cụ đánh giá
Các công cụ sàng lọc đều là các công cụ đã được sử dụng ở các nước trên thế giới và được chuẩn hoá cho phù hợp với trẻ em Việt Nam:
- Bộ công cụ đánh giá trẻ mầm non 12 tháng – 6 tuổi: ASQ-3, ADHD, CARS, Bellay; GARD3, CBCL, PEP 3, RAVEN màu, Vẽ hình người...
- Bộ công cụ đánh giá dành cho trẻ 6-11 tuổi: Sàng lọc và phát hiện sớm các rối nhiễu, sang chấn tâm lý và vấn đề liên quan đến học tập, phát triển (tăng động giảm tập trung, rối nhiễu hành vi cảm xúc, khó khăn học tập, giao tiếp xã hội, sang chấn tâm lý): CBCL, WISC 5, RAVEN, Vẽ hình người…
- Bộ công cụ đánh giá dành cho trẻ 12-18 tuổi và thanh niên: Sàng lọc và phát hiện sớm các rối nhiễu, sang chấn tâm lý và các vấn đề liên quan đến học tập, phát triển (khó khăn học tập, rối loạn cảm xúc, nhận thức bản thân, hành vi bạo lực, chống đối xã hội, lo âu, trầm cảm, cấu trúc tâm lý nhân cách…): CBCL, DASS 21, EPI, MMPI, DISC, RADS 10-20, chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiện Game/Internet, thuốc lá điện tử…
6. Các chuyên gia đánh giá
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Cao cấp: Nguyễn Văn Dũng – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm – Chuyên gia Tâm lý giáo dục – Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hương – Chuyên gia Tâm lý học đường – Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội
- Tiến sĩ Hoàng Lê Thủy – Chuyên gia Tâm lý lâm sàng – Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) – Cục Trẻ em.