Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy

Thạc sĩ Tâm lý học, được đào tạo về Tâm lý trị liệu tại Đại học Tâm lý thực hành Paris & Đại học Y Dược TP. HCM Chuyên gia hàng đầu tại Ý Tưởng Việt, giảng viên Đại học Sư phạm TP. HCM 15 năm kinh nghiệm tư vấn, tham vấn & trị liệu cho người lớn và trẻ em trên nhiều lĩnh vực như: Tình yêu, Hôn nhân - Gia đình, Giáo dục con cái,… đặc biệt là Tâm bệnh (Rối loạn lo âu, Trầm cảm, Stress,…)

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy

  • Thạc sĩ Tâm lý học, được đào tạo về Tâm lý trị liệu tại Đại học Tâm lý thực hành Paris & Đại học Y Dược TP. HCM
  • Chuyên gia hàng đầu tại Ý Tưởng Việt, giảng viên Đại học Sư phạm TP. HCM
  • 15 năm kinh nghiệm tư vấn, tham vấn & trị liệu cho người lớn và trẻ em trên nhiều lĩnh vực như: Tình yêu, Hôn nhân - Gia đình, Giáo dục con cái,… đặc biệt là Tâm bệnh (Rối loạn lo âu, Trầm cảm, Stress,…)

Tư vấn và trị liệu

  • Rối loạn trầm cảm: Thường xuyên cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng; Giảm hứng thú với các hoạt động trước đây ưa thích; Giảm/tăng cân; Mất ngủ/ngủ nhiều; Kích động/chậm chạp; Mệt mỏi/mất năng lượng; Cảm thấy không có giá trị/tội lỗi quá mức; Giảm khả năng suy nghĩ/tập trung chú ý; Ý nghĩ về cái chết/Hành vi tự tử…
  • Rối loạn lo âu: Lo âu và bận tâm quá mức (chờ đợi với sự lo sợ) đến các vấn đề/hoạt động trong đời sống; Dễ bị kích động; Dễ mệt mỏi; Khó tập trung/hay quên; Căng cơ; Khó ngủ/mất ngủ…
  • Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD): Tiếp xúc trực tiếp với cái chết hoặc bị đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, bị thương nặng hoặc
    bạo lực tình dục (trực tiếp trải qua; sống/chứng kiến); Những ký ức về các sự kiện này xuất hiện lặp đi lặp lại làm rối loạn các chức năng sống và hoạt động
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Có các ý nghĩ ám ảnh tâm trí được lặp đi lặp lại (ví dụ: sợ bẩn/sợ lây bệnh; quên khóa cửa/quên tắt bếp ga…); Đòi hỏi về sự hoàn hảo quá mức…; người bệnh cố gắng phớt lờ, dẹp bỏ, né tránh các lo lắng trên bằng các suy nghĩ/hành động khác; Có các hành vi được lặp đi lặp lại (cưỡng chế) liên tục (rửa tay, kiểm tra khóa cửa/khóa bếp gas, sắp xếp đồ vật theo một trật tự nhất định;…) nhằm giảm thiểu các ám ảnh tâm trí; Các ám ảnh (suy nghĩ) và cưỡng chế (hành vi) làm mất rất nhiều thời gian và làm rối loạn cuộc sống
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Xuất hiện đan xen 2 giai đoạn (hưng cảm/hưng cảm nhẹ và trầm cảm)
  • Rối loạn triệu chứng cơ thể: Có các triệu chứng đau về cơ thể (đau đầu, đau vai, đau lưng, đau dạ dày,…; Suy nghĩ dai dẳng và không phù hợp về tính chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh; Lo lắng quá mức về sức khỏe và triệu chứng bệnh mình đang có; Mất nhiều thời gian bận tâm đến sức khỏe và triệu chứng bệnh của mình
  • Ứng dụng thiền Tứ Niệm Xứ/ (Vipassanā) trong việc điều trị tâm bệnh
  • Hướng dẫn thiền Tứ Niệm Xứ/ (Vipassanā)

Quá trình công tác

  • Chuyên gia tham vấn và trị liệu tâm lý, hướng dẫn thiền Tứ Niệm Xứ, Trung tâm Đào tạo & Chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt (12/2011 - Nay)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Đại học Sư Phạm TP. HCM (2016 - Nay)
  • Giảng viên, Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM (2007 - Nay)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Học viện Hàng không Việt Nam (2010 - 2017)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. HCM (2007 - 2011)
  • Giảng viên cơ hữu, Đại học Văn Hiến (10/2007- 2011)

Quá trình đào tạo

  • Tâm lý trị liệu, Trường Tâm lý gia thực hành Paris, Pháp (École De Psychologues Praticiens Paris France) và Đại học Y Dược TP. HCM (2017 - 2018)
  • Tâm lý học, Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM (2009 - 2012)
  • Tâm lý học, Trường Đại học Văn Hiến (2003 - 2007)

Chứng chỉ trong nước hoặc nước ngoài

  • Truyền thông các vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp, Đại học Y Dược TP. HCM (2017)
  • Tâm lý trị liệu dựa trên bằng chứng (EBP), Đại học Y Dược TP. HCM (2017)
  • Tâm bệnh học, Đại học Y Dược TP. HCM (2017)
  • Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM (2014)
  • Behavior Problems: Identification and Intervention in the Schools, Chapman University (2011)
  • Giáo dục những giá trị sống (LVEP) (2007)
  • ...

 

Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.