/ Khám chuyên khoa/ Chụp cắt lớp vi tính
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY (TCI)

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY (TCI)

Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính của hãng Siemens Healthineers sản xuất Chụp CT tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Hà Nội

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY (TCI)

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại sử dụng nhiều tia X quét qua một vị trí hoặc một vùng trên cơ thể theo lát cắt ngang. Sau đó kết quả được xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp. So với chụp X-quang, chụp CT cho hình ảnh rõ nét, đa chiều và có khả năng chụp nhiều vùng trong cùng một lần chụp.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trang bị máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy mang thương hiệu Siemens Healthineers nổi tiếng

Phương pháp này có thể ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh, cụ thể:

  • Phát hiện các bất thường của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các khối u, ổ áp-xe, dị dạng.
  • Đánh giá chính xác vị trí bị tổn thương, giúp hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật.
  • Chẩn đoán các bệnh lý bất thường bẩm sinh.

Địa chỉ chụp: Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

  • Cơ sở 286 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
  • Cơ sở 216 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Cơ sở 32 Đại Từ - Hoàng Mai - Hà Nội

Chụp CT thường được ứng dụng trong trường hợp

  • Trong bệnh lý chấn thương: Chụp CT có thể phát hiện các vấn đề về chấn thương toàn bộ cơ thể như: chấn thương sọ não, chấn thương đầu mặt cổ. Trong các chấn thương hệ thống xương khớp cũng như chấn thương khoang ngực, bụng, chậu.
  • Trong các bệnh lý ung thư: chụp CT rất có giá trị trong sàng lọc, chẩn đoán các bệnh lý khối u cũng như phân loại, định hướng điều trị và theo dõi sau điều trị như các khối u sọ não, vùng đầu cổ, u phổi, u trung thất, u gan, tụy, u dạ dày, u đại tràng, u thận, u bàng quang,…
  • Trong bệnh lý tim mạch: chụp CT rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh mạch vành, bệnh lý mạch não, mạch thận, mạch chi,… nhờ kỹ thuật không xâm nhập nên ít gây tổn hại cho bệnh nhân hơn các kỹ thuật chẩn đoán can thiệp khác.
  • Chụp CT có thể giúp xác định chính xác vị trí, số lượng, kích thước của sỏi tiết niệu cũng như cấu trúc của sỏi, chụp CT hai mức năng lượng có thể định hướng tới bản chất hóa học của sỏi giúp bác sĩ tiết niệu chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu.
  • Trong cấp cứu bụng: chụp CT có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán một số bệnh thường gặp trong cấp cứu bụng ngoại khoa mà siêu âm hạn chế đánh giá như viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử, tắc ruột, viêm phúc mạc, áp xe trong ổ bụng và tiểu khung,…
  • Các bác sĩ sử dụng chụp CT để lên kế hoạch và quy trình điều trị, chẳng hạn như định hướng sinh thiết, phẫu thuật và xạ trị.

Những lưu ý khi chụp cắt lớp vi tính

Trước khi chụp

  • Bệnh nhân cần bỏ các vật bằng kim loại trên cơ thể trong phạm vi vùng chụp.
  • Cần thông báo cho bác sĩ nếu:
    • Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai
    • Mắc một trong các bệnh như tiểu đường, tĩnh mạch, hen suyễn, thận và dị ứng thuốc
  • Ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang.
  • Nhịn ăn trước 4 – 6 giờ tiêm thuốc cản quang, uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp cắt lớp vi tính 2 giờ.

Trong khi chụp

  • Khi chụp CT, bệnh nhân cần nằm yên ngay cả khi có cảm giác nóng. Nếu chụp ngực và bụng, người bệnh có thể cần nín thở. Hãy nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế để thực hiện đúng.
  • Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, nên cho trẻ ngủ để chụp các bộ phận không tiêm thuốc. Trường hợp phải tiêm thuốc cản quang, cần cho trẻ dùng an thần để tránh trẻ cử động khi tiêm thuốc. Vì nếu trẻ cử động có thể khiến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Nếu có biểu hiện bất thường sau khi chụp như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ngứa, đỏ da, khó thở, sốt,… thì bệnh nhân nên thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.