Nội soi dạ dày/trực tràng/đại tràng - Bệnh viện Bảo Sơn

Nội soi dạ dày/trực tràng/đại tràng - Bệnh viện Bảo Sơn

Thực hiện nội soi bởi Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Văn Hạnh - Nguyên Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viên K Trung ương Hệ thống thiết bị Nội soi hiện đại, áp dụng công nghệ NBI
Hà Nội

Nội soi dạ dày/trực tràng/đại tràng - Bệnh viện Bảo Sơn

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 là một trong những bệnh viện tư nhân tiên phong trong việc áp dụng công nghệ nội soi NBI vào thăm khám các bệnh lý về đường tiêu hóa

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Văn Hạnh trực tiếp thực hiện tiến hành nội soi

  • Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Ung bướu, Nội soi tiêu hóa
  • Nguyên Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viên K Trung ương
  • Giám đốc Trung tâm Nội soi tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

Nội soi tiêu hóa là gì?

  • Nội soi Tiêu hóa thực chất là nội soi thực quản - dạ dày, tá tràng và đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm có gắn một camera nhỏ ở đầu giúp bác sĩ quan sát trực tiếp lòng ống tiêu hóa. Ống nội soi được thiết kế mềm nên không làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng.
  • Nội soi Tiêu hóa giúp kiểm tra, xác nhận, loại trừ các tình trạng bất thường như viêm loét, trào ngược dạ dày - thực quản,... Ngoài ra, nội soi tiêu hóa còn giúp lấy dị vật ống tiêu hóa, điều trị xuất huyết tiêu hóa, xét nghiệm vi khuẩn HP, lấy các mẫu mô sinh thiết từ tổn thương hoặc niêm mạc dạ dày gửi xét nghiệm khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.
  • Nội soi Tiêu hóa được áp dụng và chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp và đối tượng. Nội soi Tiêu hóa là phương pháp có độ an toàn cao và ít xảy ra các tai biến.

Tiến hành Nội soi Tiêu hóa

  • Để tiến hành nội soi tiêu hóa, các bác sĩ sẽ đưa ống soi qua miệng và vào trong thực quản - dạ dày - tá tràng trong trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên. Với nội soi đường tiêu hóa dưới, bác sĩ sẽ dẫn ống đi từ phía hậu môn lên qua các đoạn đại tràng tới hồi tràng (đoạn cuối của ruột non).

Ứng dụng của Nội soi Tiêu hóa

Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa ngày càng gia tăng với tỷ lệ phát hiện muộn cao. Để phát hiện sớm các bệnh đường tiêu hóa, nội soi là phương pháp được đặt lên hàng đầu. Nội soi giúp phát hiện những bệnh như:

  • Các bệnh ung thư đường tiêu hóa: ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng,...
  • Biến chứng của trào ngược dạ dày - thực quản: viêm thực quản trào ngược, barett thực quản,…
  • Các bệnh viêm loét tại đường tiêu hóa: viêm dạ dày hành - tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, viêm loét đại trực tràng, viêm loét hồi tràng,…
  • Thực hiện các can thiệp cần thiết: tiêm cầm máu, kẹp clip cầm máu, cắt polyp đường tiêu hóa.

Các loại nội soi tiêu hóa

  • Nội soi tiêu hóa gồm nội soi truyền thống và nội soi gây mê không đau. Trong đó, nội soi gây mê là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, bởi đây là phương pháp có kết quả chính xác (do bệnh nhân không cử động), cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhẹ nhàng và không hề đau đớn khi nội soi tiêu hóa.
  • Chi phí thực hiện nội soi không đau cũng không đắt hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Lợi ích và độ an toàn lại giúp người bệnh tránh những đau đớn, lo lắng, bất an.

Nội soi Tiêu hóa công nghệ NBI

  • Tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm & 86 bệnh đường tiêu hóa
  • Hệ thống nội soi Olympus CV 190 tiên tiến nhất hiện nay
  • Nội soi ống mềm, dễ dàng đi sâu vào các vị trí khó, không gây đau đớn
  • Sử dụng ánh sáng dải tần hẹp với hai bước sóng 415nm & 540nm giúp quan sát sâu và sắc nét lớp niêm mạc
  • Phóng đại hình ảnh gấp 100 lần giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các tổn thương
  • Quy trình nội soi nhanh gọn, khoa học, chuyên nghiệp

Lưu ý trước khi nội soi tiêu hóa

Để chuẩn bị nội soi dạ dày/trực tràng, bạn nên:

  • Nhịn ăn 6 giờ trước nội soi.
  • Nhịn uống 2 giờ - 3 giờ trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo với bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ: báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Không nên khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút sau khi nội soi

Để chuẩn bị nội soi đại tràng, bạn nên:

  • Nhịn ăn 8 giờ trước nội soi.
  • Không nên ăn hoặc uống các thực phẩm có màu đỏ hoặc tím trước ngày nội soi, những thực phẩm này sẽ khiến đại tràng của bạn có màu và sẽ khiến bác sĩ không quan sát được màu sắc thực sự của niêm mạc đại tràng.
  • Tránh ăn thực phẩm giàu chất xơ trước ngày nội soi.
  • Không ăn, uống sữa, café, bia rượu, nước có ga sau 21:00 buổi tối hôm trước.
  • Đối với phụ nữ: nên thực hiện nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt và nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

Chi phí nội soi tiêu hóa

  • Bảng giá dưới đây chưa bao gồm phí khám bệnh ban đầu với bác sĩ Nội khoa. Khách hàng đến sẽ thăm khám ban đầu với bác sĩ Nội khoa và được chỉ định làm nội soi tiêu hóa.
  • Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ chi trả thêm chi phí xét nghiệm, chụp chiếu (nếu phát sinh).
Dịch vụ Chi phí (VNĐ)
Nội soi đại trực tràng 1,800,000
Nội soi dạ dày 1,250,000
Nội soi dạ dày qua đường mũi 1,500,000
Nội soi trực tràng 895,000
Nội soi đại trực tràng và dạ dày 3,050,000
Gây mê (nội soi đại trực tràng/dạ dày/trực tràng) 950,000
Gây mê (nội soi đại trực tràng và dạ dày) 1,100,000

 

Phản hồi của bệnh nhân sau khi đi khám
Phạm Thị Hiền đã khám ngày 31/03/2023
Khá ok
Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.