Hướng dẫn cách đọc nhãn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường
Đọc nhãn thực phẩm
Hướng dẫn cách đọc nhãn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường - Ảnh: healthymeweightloss.com

Hướng dẫn cách đọc nhãn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Tác giả: - Xuất bản: 15/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 29/01/2024
Giá trị của một nhãn thực phẩm cho chúng ta biết trong mỗi một đơn vị nhỏ sẽ có bao nhiêu năng lượng, sẽ có bao nhiêu thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ đạt được là bao nhiêu.

Nhãn thực phẩm cho biết những gì có trong thực phẩm bạn đang ăn. Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, do vậy cần quan tâm và biết cách đọc nhãn thực phẩm.

Từ thông tin trên nhãn thực phẩm, bạn có thể biết được lượng calo, chất dinh dưỡng có trong mỗi khẩu phần ăn để lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

Các thông tin trên nhãn thực phẩm
Nhãn thực phẩm và các thông tin trên nhãn thực phẩm - Ảnh: benhvien108.vn

Thông tin trên nhãn thực phẩm và cách đọc

Khẩu phần

Nhãn thực phẩm cho biết có bao nhiêu calo và chất dinh dưỡng trong một lượng tiêu chuẩn của sản phẩm - thường là một khẩu phần được đề xuất. Tuy nhiên, những khẩu phần này thường nhỏ hơn nhiều so với những gì mọi người tiêu thụ trong một lần ăn.

Ví dụ một khẩu phần có thể là nửa lon nước ngọt, một phần tư chiếc bánh quy, nửa thanh sô cô la hoặc một chiếc bánh quy.

Nhiều người chưa biết về khẩu phần ăn này, cho rằng thông tin chỉ gồm một khẩu phần ăn duy nhất, trong khi thực tế nó có thể bao gồm hai, ba hoặc nhiều khẩu phần ăn.

Ví dụ như trên nhãn có ghi khẩu phần gồm 7 miếng khoai tây chiên. Nếu bạn thường ăn gấp đôi khẩu phần đó, tức là bạn đang nạp gấp đôi lượng calo và chất dinh dưỡng ghi trên nhãn.

Tham gia cộng động "Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường" để nâng cao kiến thức về bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

Lượng calo

Calo cung cấp thước đo lượng năng lượng bạn nhận được từ một khẩu phần thực phẩm. Trong ví dụ, có 280 calo trong một khẩu phần. Nếu bạn ăn toàn bộ gói thì sao? Bạn sẽ tiêu thụ 4 phần ăn, hoặc 1.120 calo .

Để đạt được hoặc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hãy cân bằng lượng calo bạn ăn và uống với lượng calo mà cơ thể sử dụng. 2000 calo mỗi ngày là lượng dinh dưỡng được khuyến nghị.

Chất dinh dưỡng

Một số chất dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể sử dụng nhãn để hỗ trợ nhu cầu ăn uống của mình - hãy tìm những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bạn muốn bổ sung và ít chất dinh dưỡng mà bạn muốn hạn chế.

Giá trị dinh dưỡng hàng ngày

Nhãn dinh dưỡng cung cấp một danh sách các tỷ lệ phần trăm (gọi là Giá trị dinh dưỡng hàng ngày) so sánh giữa lượng chất dinh dưỡng có trong một khẩu phần thực phẩm so với lượng dinh dưỡng bạn cần ăn mỗi ngày.

Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không. 

Đồng thời, cũng cần kiểm tra tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng mà bạn cần hạn chế như chất béo no, cholesterol. Nếu loại thực phẩm này có nhiều các chất trên, có thể cân nhắc không dùng.

Một khẩu phần thực phẩm được coi là thấp nếu chứa 5% hay ít hơn giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Một khẩu phần thực phẩm được coi là cao nếu chứa 20% trở lên giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Tổng quan chung, giá trị của một nhãn thực phẩm cho chúng ta biết trong mỗi một đơn vị nhỏ sẽ có bao nhiêu năng lượng, sẽ có bao nhiêu thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ đạt được là bao nhiêu. Từ đó, người dùng có thể xác định mình nên ăn bao nhiêu khẩu phần ở trong loại thực phẩm đó và cân đối với chế độ ăn, điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường, người thừa cân béo phì,... 

Để bạn đọc tham khảo thông tin tin cậy, hữu ích trong phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2, BookingCare chia sẻ cẩm nang "Các bước phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2". Cẩm nang được cố vấn chuyên môn bởi TS.BS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Xanh Pôn. Xem ngay!

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết