4 tư thế nằm tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa

Tác giả: - Xuất bản: 17/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/04/2025
4 tư thế nằm tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa
4 tư thế nằm tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa - Ảnh: BookingCare
Ngủ đủ và đúng tư thế là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh đau thần kinh tọa giảm đau và nhanh chóng phục hồi. Bài viết này sẽ giới thiệu 4 tư thế ngủ tốt dành cho người bệnh đau thần kinh tọa, giúp họ có giấc ngủ thoải mái và hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Một trong những tác động khó chịu của đau thần kinh tọa là ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, có tới 55% người mắc bệnh đau lưng mãn tính gặp rối loạn giấc ngủ. Để giảm đau và cải thiện giấc ngủ, việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp rất quan trọng. Sau đây là 4 tư thế nằm tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa mà người bệnh nên tham khảo.

4 tư thế nằm cho người mắc đau thần kinh tọa

1. Nằm nghiêng về một bên

Nằm nghiêng về một bên giúp giảm áp lực lên dây thần kinh bị tổn thương, do đó, giúp giảm những cơn đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện: Nằm nghiêng trên giường, với phần bị ảnh hưởng bởi đau thần kinh tọa ở phía trên. Nếu có khoảng trống giữa thắt lưng và nệm, bạn có thể đặt một chiếc gối nhỏ để kê ở dưới.

2. Nằm nghiêng và đặt gối giữa hai đầu gối

Đặt một cái gối giữa hai đầu gối của bạn giúp giữ cho xương chậu và cột sống của bạn trong tư thế tự nhiên. Đồng thời, cách làm này cũng giúp cố định phần chân, tránh việc di chuyển chân gây đau ở người bệnh mắc chứng đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện: Bạn nằm nghiêng trên , sau đó, cong dầu gối một chút và đặt chiếc gối mỏng ở giữa hai đầu gối. Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối nhỏ dưới thắt lưng nếu có khoảng trống giữa lưng và giường.

3. Tư thế bào thai

Tư thế bào thai giúp mở ra không gian giữa các đốt sống và có thể làm triệu chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện: Nằm nghiêng và đưa đầu gối lên ngực để cơ thể tạo thành chữ “C” cong tự nhiên. Bạn cũng có thể thêm một chiếc gối giữa đầu gối hoặc dưới thắt lưng.

4. Nằm ngửa và kê một chiếc gối ở dưới đầu gối

Nằm ngửa giúp phân bố trọng lượng đều khắp lưng. Đồng thời, đặt một chiếc gối dày dưới đầu gối giúp duy trì độ cong của cột sống, từ đó, làm dịu đi cơn đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện: Nằm ngửa với một chiếc gối dưới đầu, cùng với đó, đặt một hoặc hai chiếc gối dưới đầu gối và tựa gót chân thoải mái vào nệm.

Bên cạnh những tư thế người bệnh đau thần kinh tọa nên thực hiện, còn một số tư thế nằm mà người bệnh nên tránh như:

  • Nằm sấp: Đây là tư thế không được khuyến nghị cho những người người đang gặp vấn đề về đau lưng hoặc đau thần kinh tọa. Khi nằm sấp, cột sống sẽ uốn cong xuống giường, gây căng thẳng cho cơ bắp hoặc khớp, đặc biệt là khi nằm trên một chiếc đệm mềm.
  • Tư thế xoay lưng hoặc hông: Bất kể tư thế nào bạn nằm, hãy tránh xoay cột sống hoặc hông vì điều này có thể tạo áp lực lên dây thần kinh tọa. Hãy cố gắng giữ cho cột sống và hông thẳng để giảm áp lực lên dây thần kinh.

Một số mẹo giúp giảm cơn đau thần kinh tọa khi nằm

Một số mẹo giúp giảm thiểu cơn đau thần kinh tọa, đồng thời, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của người bệnh bao gồm:

  • Tránh sử dụng đệm quá mềm: Khi nằm đệm quá mềm khiến cho cột sống dễ bị tác động, thường bị cong lệch khỏi vị trí tự nhiên. Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa nên sử dụng đệm từ vừa đến cứng hoặc dùng nệm dành riêng cho người bệnh đau thần kinh tọa
  • Đặt tấm gỗ/mặt phảng dưới đệm: Nếu bạn thấy đệm quá mềm, hãy thử đặt một tấm gỗ dưới đệm hoặc để đệm trực tiếp trên sàn nhà
  • Tập duỗi cơ hoặc yoga: Thêm những động tác duỗi cơ nhẹ hoặc yoga vào thói quen trước khi đi ngủ có thể giúp lỏng các cơ và giảm áp lực lên dây thần kinh.

  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn cơ bắp, tạo cảm giác dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ

Việc chọn đúng tư thế nằm có thể mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, nên việc tư vấn và theo dõi của bác sĩ là rất quan trọng. Bạn hãy tham khảo các tư thế ngủ trong bài viết này và thảo luận với bác sĩ để có phương án phù hợp nhất cho mình.