5 phương pháp ngoại khoa điều trị đau dây thần kinh số V

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 07/09/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Đau dây thần kinh số IV (dây thần kinh số 5) có thể là biểu hiện của một sự tổn thương nào đó và rất dễ nhầm lẫn với đau răng thông thường. Bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời

Đau dây thần kinh số 5
Dây thần kinh số V chia làm 3 nhánh và thường dây đau đớn vùng mắt, má và hàm dưới - Ảnh: bvnguyentriphuong.com

Đau dây Thần kinh số 5 là căn bệnh nhiều người mắc phải. Sau khi thăm khám, nhiều bệnh nhân được bác sĩ Thần kinh chỉ định điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng phương pháp ngoại khoa.

Khái quát về đau dây thần kinh số V

Dây thần kinh V là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ của người. Dây thần kinh này thực hiện cả hai chức năng vừa cảm giác vừa vận động.

Tuy vậy, chức năng chính là cảm giác, mỗi dây V sẽ tiếp nhận cảm giác cho một bên mặt. Dây V được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh là V1 – V2 – V3, mỗi nhánh nhỏ này cảm giác cho một phần của nửa mặt.

Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh số V:

  • Xuất hiện các cơn đau đột ngột, thường giống như điện giật, thi thoảng lại như nghiền và xé.
  • Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
  • Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
  • Ngoài triệu chứng đau thì bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường nào khác.

Điều trị nội khoa luôn đi trước các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp ngoại khoa chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại do tác dụng thuốc không đủ làm giảm cơn đau hoặc tác dụng phụ của thuốc không chấp nhận được.

Việc điều trị bằng phương pháp nào sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thực hiện thăm khám ban đầu và các xét nghiệm, chụp chiếu.

Xem thêm bài viết: 

5 phương pháp ngoại khoa điều trị đau dây thần kinh V

Tùy theo từng trường hợp, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật hay thủ thuật) cho người bệnh.

Can thiệp bằng thủ thuật

1. Nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da với sóng cao tần

Đây là một phương pháp đơn giản, không cần gây mê cho người bệnh, được áp dụng cho mọi lứa tuổi, không cần nằm lưu lại viện.

Phương pháp này nhằm tiêu hủy dây V có chọn lọc như sợi A – δ và sợi C, trong đó vẫn bảo tồn sợi A – α và sợi β. Với biện pháp này có thể lặp lại nhiều lần nếu đau tái phát hoặc áp dụng cho những bệnh nhân có trạng thái bệnh lý nhẹ. Nói chung đây là biện pháp đơn giản, tránh mở sọ, kết quả đạt được trên 85% giảm hoặc hết đau ngay sau phẫu thuật.

Lưu ý:Đối với phương pháp này cần phải thận trọng điều chỉnh nhiệt độ theo sự đáp ứng đau của bệnh nhân trong khi làm tổn thương bằng nhiệt.

Biến chứng thường gặp nhất là tê nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều chỉnh nhiệt độ. Không có bất cứ loại thuốc nào hay phương pháp ngoại khoa để điều trị tê sau đốt điện.

2. Phương pháp chèn bong bóng qua da (Balloon Compression)

Đây là phương pháp làm tổn thương dây V tại hạch Gasser bằng cách đưa kim dẫn đường có kích thước rộng. Gauge 14 qua lỗ bầu dục rồi bơm phồng bong bóng rất chậm. Phương pháp này được thực hiện qua gây mê và được kiểm soát bằng màng tăng sang.

Phương pháp này làm giảm nguy cơ viêm loét giác mạc và cũng không gây ra nhiều tổn thương như trong nhiệt đông. Cách làm này có lẽ dễ dàng thực hiện hơn nhiệt đông tại hạch Gasser qua da bằng sóng cao tần, nó cho kết quả tương tự mà không cần người bệnh hợp tác trong lúc thực hiện kỹ thuật.

Lưu ý:Đây là một biện pháp chọn lựa rất tốt cho những bệnh nhân đau dây V1, bệnh nhân không chấp nhận gây tê và tỉnh táo trong lúc thực hiện phương pháp nhiệt đông. Đôi khi, trong lúc thực hiện kỹ thuật bơm bong bong có thể làm chậm nhịp tim. Phương pháp chèn ép bong bong gây ra nguy cơ giảm cảm giác, xúc giác và tê tại vùng đau với tỷ lệ thấp hơn.

3. Phương pháp tiêm Glycerol trong bể thần kinh số V

Phương pháp này hiện được áp dụng cho nhiều đối tượng đau dây thần kinh số 5, nhưng không dùng phổ biến như 2 phương pháp nhiệt đông và chèn bong bóng qua da. Bởi rất khó có thể đưa kim vào chính xác vị trí của bể dây V, cũng như khó đoán kết quả của phương pháp này.

Tuy nhiên, phương pháp này gặp ít nguy cơ mất cảm giác và tê vùng đau như cách làm nhiệt đông bằng sóng cao tần. Phương pháp tiêm Glycerol này cho kết quả rất thấp 5% – 10% không thành công ngay sau chích, khoảng 20% – 30% thất bại sau đó.

Ghi chú:

Đặc điểm chung của 3 phương pháp trên là làm phá hủy một phần dây thần kinh V có hoặc không có sự chọn lọc các sợi cảm giác chuyên biệt nhằm làm ức chế các dẫn truyền cảm giác hay ngăn chặn sự kích thích của các yếu tố làm khởi phát cơn đau.

Can thiệp bằng phẫu thuật

4. Phương pháp xạ phẫu với con dao Gamma hoặc Linac

Xạ phẫu với con dao gamma đã được áp dụng như một biện pháp xâm lấn tối thiểu so với giải áp vi mạch và các biện pháp ngoại khoa qua da khác. Hiện nay, có 2 kỹ thuật xạ phẫu là con dao Gamma và Linac.

Bệnh nhân sau khi được điều trị bằng dao Gamma với liều dùng 60 -90 Gy (Gray),đa số bệnh nhân chỉ hết đau trong 6 tháng, trung bình 2 tháng, tần số biến chứng thấp.

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp sau xạ phẫu 2 đến 12 tuần, bệnh nhân vẫn còn đau, sau đó hết đau. Tuy là biện pháp xâm lấn tối thiểu nhưng lại có tỷ lệ thành công ở mức độ thấp.

5. Phương pháp vi phẫu thuật giải áp vi mạch

Kỹ thuật này được đưa ra dựa vào giả thuyết chèn ép mạch máu thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đau dây V.

Nguyên tắc phẫu thuật là tách mạch máu và di chuyển nó ra khỏi vị trí chèn ép vào dây thần kinh V dưới kính vi phẫu, và khi dây V không còn bị chèn ép nữa nghĩa là chúng ta đã giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp này trên khắp thế giới với tỷ lệ thành công từ 85% - 98% .

Khi so sánh với nhiều phương pháp khác trong điều trị đau dây thần kinh số V, chỉ có phương pháp giải áp vi mạch cho kết quả cao nhất trên 90% nếu là đau dây V điển hình và tỷ lệ tái phát thấp nhất (3% – 5%) và giảm hoặc mất cảm giác ở mặt rất ít xảy ra. Đối với phương pháp này nguy cơ trong phẫu thuật là 2% – 3%, tử vong là 0,3% và có tỷ lệ thành công lâu dài nhất so với tất cả các biện pháp ngoại khoa khác đang áp dụng.

Phẫu thuật thần kinh
Phẫu thuật điều trị đau dây Thần kinh số 5 - Ảnh: vnexpress 

Kết luận chung

Đau dây thần kinh V thường xảy ra bất ngờ, đa số có điểm đau. Đây là một loại đau gây trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thông thường ở thời gian đầu điều trị nội khoa có kết quả từ 50% – 80% dần dần hiệu quả của thuốc cũng giảm theo và phải tăng liều.

Hầu như trên 95% bệnh nhân đau dây V đều được điều trị nội khoa trước trong một thời gian khá dài, đến khi tác dụng của thuốc không còn cao như lúc ban đầu, phương pháp ngoại khoa được coi như một lựa chọn.

Hai phương pháp được áp dụng hầu như phổ biến ở trong nước và trên thế giới là giải áp vi mạchnhiệt đông dây V với sóng cao tần.

Điều quan trọng hơn hết là khi thiết lập chẩn đoán đau dây V điển hình thầy thuốc nên tư vấn cho người bệnh một số các biện pháp ngoại khoa hiện nay để họ xem xét và tự chọn lựa. Bởi vì không có biện pháp nào đạt đến hiệu quả 100% như mong muốn, tất cả các rủi ro và biến chứng tùy thuộc vào từng loại phương pháp.

Xem thêm bài viết:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://phauthuatthankinhbachmai.com/dau-day-than-kinh-v/
2. http://www.bvndgiadinh.org.vn/giao-duc-suc-khoe/thong-tin-suc-khoe/1219-benh-dau-day-than-kinh-so-v-chan-doan-va-phuong-phap-dieu-tri.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/