5 vật liệu Trám răng phổ biến hiện nay? Ưu nhược điểm?

Người kiểm duyệt: Phương Nguyễn
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
- Cố vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Nguyên Bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám, điều trị và thẩm mỹ Răng - Hàm - Mặt
- Xuất bản: 13/03/2023 - Cập nhật lần cuối: 21/03/2024

Giữa vô vàn các chất liệu trám răng hiện nay, chất liệu trám nào thực sự tốt và hiệu quả với tình trạng răng của bạn? Hãy cùng DentalHealth tìm hiểu nên trám răng bằng chất liệu gì trong bài viết dưới đây.

Nên trám răng bằng vật liệu nào trong 5 vật liệu phổ biến hiện nay? Ưu/ Nhược điểm từng loại?
Nên trám răng bằng vật liệu nào trong 5 vật liệu phổ biến hiện nay? Ưu/ Nhược điểm từng loại? - Ảnh: BookingCare

Dịch vụ trám răng đang ngày càng phổ biến tại các phòng nha vì sự nhanh chóng, chi phí hợp lý khi khách hàng có nhu cầu phục hình răng mẻ, vỡ,... Tuy nhiên bạn đã tìm hiểu về các vật liệu trám răng hiện có? Trám răng bằng vật liệu nào sẽ phù hợp với tình trạng răng của bạn?

Hãy cùng BookingCare tìm hiểu về ưu điểm - hạn chế của 5 loại vật liệu trám răng phổ biến hiện nay trong bài viết sau.

Trám răng là gì?

Trám răng (hay hàn răng) là kỹ thuật phục hồi thẩm mỹ những răng bị sâu, khắc phục các tình trạng thưa răng, mẻ răng, ... để trở lại hình dạng bình thường. Đây là dịch vụ nha khoa phục hình có chi phí thấp và được thực hiện nhanh chóng, ít đau đớn cho người bệnh nên rất được ưu chuộng hiện nay.

Các trường hợp nên thực hiện trám răng có thể kể đến như sâu răng, răng thư, mòn cổ răng, răng cửa bị sâu đen, răng bị chấn thương dẫn đến mẻ, vỡ, răng cần trám lại khi vết trám đã cũ, ngả màu,...

Mức độ thành công của 1 ca trám răng phụ thuộc vào vật liệu trám, phương pháp trám, tay nghề của bác sĩ. Trong đó, vật liệu trám răng quyết định phần nhiều mức độ hiệu quả cả về yếu tố thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bệnh. Do đó, cần tìm hiểu kỹ về vật liệu trám răng phù hợp với từng tình trạng răng.

Trám răng giúp khắc phục các vấn đề răng vỡ, răng mẻ, răng sâu
Trám răng giúp khắc phục các vấn đề răng vỡ, răng mẻ, răng sâu - Ảnh: Nha khoa I-dent

Quy trình trám răng

Khi nha sĩ thực hiện trám răng, các phần răng bị hỏng sẽ được loại bỏ, các khu vực bị ảnh hưởng sẽ được làm sạch và sau đó trám đầy phần răng bị sâu bằng vật liệu trám răng. Khi nào miếng trám bị mòn thì bệnh nhân có thể đến nha sĩ để trám lại.

Bạn đọc có thể tham khảo các bước dưới đây để nắm được quy trình trám răng:

  • Bước 1: Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê khu vực xung quanh răng cần trám.
  • Bước 2: Răng bị hỏng sẽ được loại bỏ, các khu vực ảnh hưởng sẽ được làm sạch để chuẩn bị khoảng trống để trám.
  • Bước 3: Nếu sâu răng ở gần chân răng, trước tiên nha sĩ sẽ đặt một lớp lót làm bằng thủy tinh ionomer, nhựa tổng hợp hoặc vật liệu khác để bảo vệ dây thần kinh.
  • Bước 4: Các vật liệu có màu răng được áp dụng theo từng lớp. Khi quá trình đa lớp hoàn tất, nha sĩ sẽ định hình vật liệu trám theo kết quả mong muốn, cắt bỏ phần dư thừa và đánh bóng phục hình cuối cùng.

5 vật liệu trám răng phổ biến hiện nay? Ưu/ nhược điểm?

Các vật liệu được sử dụng hầu hết ở các nha khoa hiện nay dùng để trám răng có thể kể đến nhựa composite, sứ, kim loại quý, ... Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu sẽ có ưu điểm, nhược điểm, giá thành trám răng khác nhau? Vậy, nên trám răng bằng vật liệu nào để phù hợp, hiệu quả?

Trám răng bằng nhựa Composite

Thuật ngữ Composite chỉ loại vật liệu được tạo ra từ 2 hay nhiều vật liệu khác, sẽ được thừa hưởng các đặc tính của những vật liệu tạo thành trước đó để tạo ra phiên bản tốt hơn. Trong nha khoa, Composite trám răng hay còn gọi là nhựa tổng hợp nha khoa, có màu trắng tương tự răng, không phản ứng với nước bọt.

Chất liệu trám răng Composite
Chất liệu trám răng Composite - Ảnh: Google

Khi trám răng bằng Composite, bác sĩ có thể dễ tạo hình với vị trí răng cần trám vì chất liệu này đặc tính dẻo, dạng bột nhão, có thể dễ dàng thao tác ngay cả các vị trí khó. Là chất liệu trám răng phổ biến nhất hiện nay, cùng tìm hiểu các ưu và nhược điểm khi lựa chọn trám răng chất liệu Composite:

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ: Màu sắc của miếng trám composite gần giống với màu răng hiện có. Vật liệu này thích hợp để sử dụng ở răng cửa hoặc các phần có thể nhìn thấy của răng, dành cho các khách hàng muốn có vẻ ngoài tự nhiên.
  • Tính linh hoạt: Ngoài việc sử dụng làm vật liệu trám răng sâu, trám composite còn có thể được sử dụng để sửa chữa răng bị sứt mẻ, gãy hoặc mòn.
  • Bảo tồn răng tốt hơn: Trám răng bằng Composite sẽ dễ dàng bám trên răng, ít cần loại bỏ cấu trúc răng, xâm lấn tối thiểu hơn các chất liệu trám khác.
  • Không có thủy ngân: Nhựa Composite hoàn toàn không chứa thủy ngân, đảm bảo tối đa an toàn cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Độ bền chưa tốt: trám composite chỉ có thể sử dụng trong khoảng 5 - 7 năm, sau đó sẽ bị mòn, sớm hơn trám amalgam (10 - 15 năm)
  • Thời gian trám lâu hơn: Thường sẽ mất khoảng 20 phút để trám răng.
  • Chi phí: Chi phí trám composite có thể đắt hơn các vật liệu khác, chi phí sẽ còn phụ thuộc vào vị trí trám và từng địa chỉ thực hiện, thường sẽ dao động khoảng 500.000đ/ răng

Trám răng bằng bạc Amalgam

Trám răng bằng bạc Amalgam (hỗn hống) là hợp kim của thủy ngân và các kim loại khác, hỗn hợp này sẽ được sử dụng trong nha khoa để trám các lỗ hổng do sâu răng. Hỗn hống thường bao gồm thủy ngân, bạc, thiếc, kẽm và các kim loại vi lượng khác.

Đây là chất liệu khá phổ biến tại các phòng nha, được lựa chọn để trám răng vì có khả năng chống mòn cao và tương đối vừa phải với túi tiền của khách hàng.

Trám răng bằng Amalgam (trám bạc) hay còn gọi là hỗn hống
Trám răng bằng Amalgam (trám bạc) hay còn gọi là hỗn hống - Ảnh: Google

Tuy nhiên, do có màu tối, amalgam dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường hơn so với vật liệu trám răng bằng sứ hoặc composite và thường không được sử dụng ở những khu vực rất dễ nhìn thấy, chẳng hạn như răng cửa.

Cùng tìm hiểu các ưu, nhược điểm khi trám răng bằng Amalgam ngay dưới đây:

Ưu điểm

  • Độ bền cao: miếng trám bạc Amalgam có độ bền ít nhất từ 10 - 15 năm, lâu hơn so với trám composite
  • Có thể chịu được lực nhai lớn.
  • Chi phí trám rẻ hơn so với trám Composite.

Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ kém: miếng trám amalgam có màu tối, dễ nhận thấy bằng mắt thường, chỉ dùng để trám răng hàm.
  • Có thể bị đổi màu: trám bạc có thể tạo ra màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.
  • Phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn - những phần khỏe mạnh của răng thường phải được loại bỏ để tạo khoảng trống đủ lớn để chứa chất trám amalgam.
  • Có thể gây dị ứng: Đối với các khách hàng bị dị ứng với amalgam sẽ không thể sử dụng chất liệu này trong phục hình răng.
  • Có thể nứt, gãy khi chất lỏng bị giãn nở hoặc co lại quá mức.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, chưa tìm thấy mối liên hệ gây hại nào giữa chất trám amalgam và các vấn đề sức khỏe và FDA coi vật liệu này là an toàn cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khách hàng và bác sĩ vẫn cần trao đổi về tình hình sức khỏe trước khi lựa chọn Amalgam để trám răng.

Trám răng bằng vàng, kim loại quý

Trám răng mạ vàng là phương pháp phục hình răng bằng các kim loại chứa vàng thật, plantinum hoặc các thành phần quý. Các miếng trám được làm bằng khuôn trong phòng thí nghiệm và sau đó được gắn vào răng. Khi thực hiện trám răng bằng kim loại quý lên các vùng răng bị tổn thương thì những chiếc răng này sẽ có ánh vàng, ánh bạc trong khuôn miệng. Trám mạ vàng rất phù hợp với các mô nướu.

Trám răng bằng vàng, vật liệu quý có độ bền cao
Trám răng bằng vàng, vật liệu quý có độ bền cao - Ảnh: Nha khoa Đông Nam

Tuy nhiên, đây thường là lựa chọn đắt nhất và đòi hỏi phải thăm khám nhiều lần thì mới hoàn thành.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Với độ bền lên đến 20 năm, các chuyên gia cho biết vàng là vật liệu trám răng tốt nhất.
  • Chịu được lực nhai lớn.
  • Tính thẩm mỹ cao: nhiều khách hàng có niềm yêu thích với kim loại quý, hoặc muốn thể hiện cá tính thì sẽ chọn chất liệu trám bằng vàng.

Nhược điểm

  • Chi phí đắt đỏ: Miếng trám bằng vàng đắt hơn nhiều so với các vật liệu khác; cao gấp 10 lần so với trám amalgam bạc.
  • Khách hàng cần thường xuyên tới phòng nha để tái khám, kiểm tra vị trí đặt trám.
  • Có thể gây ra sốc điện vì khi kim loại và nước bọt tiếp xúc sẽ gây ra dòng điện và nguy hiểm với người bệnh.

Trám răng bằng sứ Inlay/ Onlay

Dù mới xuất hiện nhưng trám răng sứ với kỹ thuật Inlay/ Onlay đang dẫn đầu xu hướng trám răng thẩm mỹ hiện nay ở các phòng nha.

Trám răng Inlay là sử dụng miếng trám được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị sâu hoặc tổn thương. Kỹ thuật này thường sử dụng cho những trường hợp răng sâu, nứt vỡ tại mô răng bên trong mà chưa ảnh hưởng đến các múi răng.

Trám răng Onlay sẽ sử dụng miếng trám để lấp đầy những tổn thương ở răng. Tuy nhiên, khác với Inlay, miếng trám Onlay trám vào 2 hoặc nhiều bề mặt răng cùng lúc, phủ lên các múi răng.

Trám răng bằng sứ với kỹ thuật Inlay Onlay là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay
Trám răng bằng sứ với kỹ thuật Inlay/ Onlay là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay - Ảnh: Nha khoa I-dent

Ưu điểm

  • Bền, chắc, có thể sử dụng lâu dài (15 - 20 năm)
  • Hạn chế xâm lấn vào răng thật
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Có tác dụng chống ố vàng

Trám răng sứ kỹ thuật Inlay/ Onlay vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa có độ bền cao. Tuy nhiên, chất liệu trám sứ vẫn có 1 số hạn chế:

Nhược điểm

Trám răng bằng GIC

Chất liệu GIC (Glass Ionomer Cement) được làm bằng acrylic và một loại vật liệu thủy tinh cụ thể. Vật liệu này được sử dụng phổ biến nhất để trám bên dưới đường viền nướu và trám ở trẻ nhỏ.

Ưu điểm

  • Phù hợp trám răng cho trẻ nhỏ
  • Có florua, giúp bảo vệ răng khỏi các vấn đề sâu răng

Nhược điểm

  • Yếu hơn nhựa Composite, dễ bị mài mòn, dễ gãy.
  • Độ bền thấp, thường chỉ khoảng 5 năm hoặc ít hơn.
  • Tuy không ưu việt như Composite nhưng chi phí ở mức tương đương.

Mỗi loại vật liệu trám răng sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng, phụ thuộc vào chất liệu tạo thành. Khách hàng nên lưu ý một số các tiêu chí như chi phí trám răng, yếu tố thẩm mỹ, độ bền và mức độ tương thích với tình trạng răng để lựa chọn loại vật liệu trám răng phù hợp.

Với các khách hàng đề cao tính thẩm mỹ, có thể lựa chọn trám răng bằng nhựa Composite hoặc trám sứ.

Để trám răng cho các bạn nhỏ phòng ngừa sâu răng, các phụ huynh nên lựa chọn trám răng bằng GIC để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu xét về độ bền của vật liệu trám, khách hàng có thể cân nhắc các vật liệu trám bằng bạc Amalgam, vàng/ kim loại quý hoặc trám sứ, thời gian có thể lên đến hơn 20 năm.

Trên đây là thông tin về 5 loại vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay và ưu/ nhược điểm của từng loại do BookingCare tìm hiểu. Mong rằng bài viết sẽ giúp các khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi có nhu cầu trám răng.

 
 
Tài liệu tham khảo
https://www.colgate.com.vn/oral-health/fillings/what-is-a-filling
https://www.beachesdentalmonavale.com.au/resources/what-is-a-dental-filling-and-when-do-i-need-one/
https://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-health-fillings

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/