6 Bác sĩ khám chữa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em tại Hà Nội

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 29/11/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bản chất Tay chân miệng là bệnh lây truyền và nguyên nhân do virus, do vậy, đưa trẻ đến khám với bác sĩ khoa Truyền nhiễm Nhi là giải kháp phù hợp hơn cả.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bác sĩ khám chữa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em
Bác sĩ khám chữa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em - (Ảnh minh họa)

Bệnh Tay chân miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ.

Thế nào là bệnh Tay chân miệng 

Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính. Virus gây bệnh Tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân).

Bệnh Tay chân miệng có những triệu chứng gì

  • Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
  • Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
  • Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
  • Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.
  • Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

6 Bác sĩ khám chữa Tay chân miệng cho trẻ em giỏi tại Hà Nội

Bản chất Tay chân miệng là một bệnh lây truyền và nguyên nhân do virus, do vậy, đưa trẻ đến khám với bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm Nhi là giải kháp phù hợp hơn cả.

Ngoài ra, các bác sĩ Nội Nhi có thể khám và điều trị cho bé nhưng sẽ không được chuyên sâu như các bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm.

Khi bé có những triệu chứng như kể trên, bố mẹ có thể tham khảo nội dung dưới đây để chọn một bác sĩ uy tín và phù hợp với tình trạng của trẻ.

1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nhật An

  • Bác sĩ chuyên khoa Nhi cấp II
  • Hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành
  • Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyên Trưởng phòng đào tạo sau đại học - Đại học Y Hà Nội (1998-2002)
  • Nguyên Trưởng Bộ môn Y học gia đình - Đại học Y Hà Nội (2005-2012)

Hiện tại là Bác sĩ tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thiện Hải

  • Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc về các bệnh truyền nhiễm trẻ em: sởi, thủy đậu, tay chân miệng… trên nhiều kênh thông tin, diễn đàn về sức khỏe
  • Tư vấn Phòng bệnh lây truyền ở trẻ nhỏ - Dân trí
  • Kiểm soát tốt bệnh Tay chân miệng - Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phòng bệnh Tay chân miệng khi thời tiết giao mùa - Người lao động
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não cấp ở trẻ – VTV…

Bác sĩ có lịch khám một số ngày trong tuần tại Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội. Tuy nhiên, lịch khám bác sĩ có thể thay đổi, phụ huynh nên liên hệ để xác nhận trước.

3. Bác sĩ CKII Lương Cao Đồng

  • Chủ nhiệm Bộ môn, Chủ nhiệm Khoa Nhi (AM 10) - Bệnh viện Quân Y 103
  • Là một bác sĩ có thâm niên trong nghề, luôn nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho trẻ
  • Bác sĩ Đồng được các bố mẹ review lại rất tích cực

Hiện tại bác sĩ có lịch khám ngoài giờ tại Phòng khám Nhi Minh Anh ở quận Hà Đông.

4. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Hà

  • Bác sĩ nội trú chuyên khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • 1989-1999: Bác sĩ Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, Việt Nam
  • 1981-1986: Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện quân đội, thuộc Quân khu II, Hà Tuyên

Học tập, nghiên cứu:

  • Thực tập Nhi khoa tại Centre Hospitalier Universitaire d'Angers, Pháp
  • Nghiên cứu lâm sàng về các bệnh nhiệt đới tại đại học Mahidol, Thái Lan
  • Nghiên cứu lâm sàng về sốt rét ở trẻ em tại Malaysia

Hiện nay, bác sĩ đang đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Nhi và Sơ Sinh - Bệnh viện Việt Pháp

5. Bác sĩ CKI Phạm Thị Sửu

  • Bác sĩ tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, khám và điều trị các bệnh Nội khoa ở trẻ em
  • Bác sĩ Sửu đã từng Tham gia phát hiện điều trị bệnh cúm A - H5N1 cùng các chuyên gia dịch tễ học thuộc tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)
  • Từng làm việc tại Chuyên khoa điều trị các bệnh nhiễm trùng, lây nhiễm ở trẻ em
  • Nguyên là bác sĩ - Trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ có lịch khám tại Phòng khám Quốc tế Vinmec Royal City

6. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thường

  • 2013 – nay: Trưởng khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn (tiền thân là khoa Tiêu hóa và Truyền nhiễm bệnh viện Xanh Pôn)
  • 2001 - 2011 : Phòng hồi sức cấp cứu nhi - Bệnh viện Saint Paul (Xanh – Pôn)
  • Là người đề xuất thành lập Đơn vị điều trị sởi theo 3 khu theo cấp độ bệnh của bệnh nhân. Khu bệnh nhân nặng, Khu đệm, Khu bệnh nhân nhẹ.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội giao là bệnh viện tuyến đầu trong điều trị sởi của Thủ đô. Tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân, ngày cao điểm tới hơn 100 trẻ nhập viện.

Các bố mẹ có thể đưa bé đến khám tại bệnh viện Xanh Pôn, hoặc hiện nay bác sĩ có sắp xếp lịch khám tại phòng khám riêng - Phòng khám chuyên khoa Nhi bác sĩ Nguyễn Văn Thường - 92 Đốc Ngữ, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh trẻ em. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ Nhi khoa tư vấn, khám chữa từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1.http://benhviennhitrunguong.org.vn/cach-nhan-biet-va-cham-soc-tre-mac-tay-chan-mieng.html
2.http://vtv.vn/suc-khoe/dau-hieu-dien-hinh-tre-mac-tay-chan-mieng-20170901064934401.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/