Hệ tiêu hóa là cơ quan trực tiếp xử lý thức ăn đưa vào cơ thể và cơ chế hoạt động của nó phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, đây là cơ quan trong cơ thể rất dễ gặp vấn đề liên quan đến lối sống. Một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mà nhiều người hiện nay đang mắc phải là xuất huyết dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết dạ dày, bao gồm:
Loét dạ dày, tá tràng là tổn thương thường gặp gây ra xuất huyết. . Tổn thương loét trầm trọng kéo dài hoặc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra xuất huyết dạ dày.
Viêm trợt dạ dày xuất huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, stress kéo dài, hút thuốc, uống rượu bia, hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen.
Một số người bệnh có thể nôn ra máu do nôn ói nhiều, hoặc ợ nhiều trước khi nôn ra máu. Nguyên nhân thường gặp là do uống nhiều rượu bia, hoặc tình trạng nghén nặng ở phụ nữ đang mang thai.
Ung thư dạ dày là một nguyên nhân hiếm gây xuất huyết dạ dày, nhưng nó có thể xảy ra, đặc biệt cần lưu ý ở những người bệnh lớn tuổi, có tình trạng thiếu máu mạn, nhiễm vi khuẩn HP hoặc có tiền sử gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá.
Xuất huyết vùng dạ dày - thực quản có thể là dấu hiệu của xơ gan, đặc biệt ở người bị viêm gan siêu vi B, C mạn tính, hoặc uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài.
Stress không gây trực tiếp xuất huyết dạ dày, nhưng nó có thể đóng vai trò trong việc làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày hoặc làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng đã tồn tại. Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây ra một số vấn đề dạ dày như:
Để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra xuất huyết dạ dày, việc thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ là rất quan trọng. Bệnh cần được điều trị sớm để giảm thiểu các triệu chứng xuất huyết dạ dày cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.