Tìm hiểu các nguyên nhân gây loạn thị
Tình trạng loạn thị
Loạn thị có rất nhiều nguyên nhân, kèm theo theo những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu các nguyên nhân gây loạn thị

Tác giả: - Xuất bản: 26/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 27/02/2024
Loạn thị là tật khúc xạ thường gặp. Vậy nguyên nhân gây loạn thị là gì? Cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Loạn thị là tình trạng mắt mờ ở cả cự ly gần và xa, gây khó khăn trong việc quan sát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Đọc thêm qua bài viết.

Nguyên nhân dẫn tới loạn thị

Nguyên nhân dẫn tới loạn thị có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

3 nguyên nhân bẩm sinh thường gặp

Di truyền

Di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loạn thị. Những người có có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc loạn thị có nguy cơ cao mắc phải dị tật này hơn so với các nhóm đối tượng khác.

Cấu tạo mắt bất thường

Giác mạc hoặc thủy tinh thể thường có độ cong tròn để thu được ánh sáng trên võng mạc. Giác mạc có độ cong không đều, khiến ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc dẫn tới hiện tượng nhìn nhòe, không nét. 

Bệnh lý giác mạch chóp

nguyen-nhan-loan-thi-do-cau-tao-mat-bat-thuong
Nguyên nhân loạn thị do sự thay đổi độ cong giác mạc ở mắt loạn thị (phải) so với mắt bình thường (trái) - Ảnh: nvisioncenters.com

Bệnh lý và các nguyên nhân mắc phải

Một số bệnh lý hoặc chấn thương tại mắt có thể gây loạn thị như: 

  • Viêm loét giác mạc để lại sẹo
  • Bỏng mắt để lại sẹo kết giác mạc
  • Chấn thương mắt để lại sẹo
  • Phẫu thuật kết giác mạc, thuỷ tinh thể, glocom,…

Loạn thị được khắc phục như thế nào?

Giống như các tật khúc xạ, loạn thị được khắc phục chủ yếu bằng kính để chỉnh quang giúp mắt nhìn rõ nét hơn. Đó là một loai kính đặc biệt gọi là kính trụ có trục thị giác phù hợp với độ loạn và trục loạn của mắt.

Trên đây là một số nguyên nhân loạn thị và các biến chứng liên quan. Để biết rõ hơn về tình trạng của mình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể cũng như áp dụng các biện pháp điều trị loạn thị để cải thiện chức năng thị lực và duy trì sinh hoạt bình thường.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết