Áp dụng ngay 5 cách sau đây để chữa khỏi tình trạng mỡ máu cao
5 cách chữa trị bệnh mỡ máu cao - Ảnh: BookingCare
5 cách chữa trị bệnh mỡ máu cao - Ảnh: BookingCare

Áp dụng ngay 5 cách sau đây để chữa khỏi tình trạng mỡ máu cao

Tác giả: - Xuất bản: 26/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Cần phối hợp linh hoạt giữa các biện pháp thay đổi trong lối sống và sử dụng thuốc để chữa khỏi tình trạng mỡ máu cao.

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh mỡ máu cao cần chủ động thực hiện 5 cách sau đây để chữa khỏi tình trạng mỡ máu cao.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn như:

  • Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa, chủ yếu có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, bơ, phô mai, sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol của bạn. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) - cholesterol "xấu".
  • hoặc đảm bảo chúng chỉ chiếm <1 % tổng lượng calo trong 1 ngày của bạn:. Chất béo chuyển hóa bản chất là chất béo không bão hòa, nhưng có tác hại hơn cả chất béo bão hòa chúng vừa làm giảm cholesterol tốt vừa tăng cholesterol xấu , đôi khi được ghi trên nhãn thực phẩm là "dầu thực vật được hydro hóa một phần" hoặc chất béo trans hay transfat,, thường được sử dụng trong bơ thực vật và bánh quy, bánh quy giòn và bánh ngọt mua tại cửa hàng, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, bơ thực vật. Lo ngại về điều này, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm sử dụng dầu thực vật được hydro hóa một phần kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  • Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega-3 làm giảm nồng độ triglyceride máu, tối ưu có thể giảm 30% nồng độ triglyceride (triglyceride cao gây xơ vữa mạch máu và viêm tụy cấp), cải thiện huyết áp. Thực phẩm có axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh. Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu omega 3 ít nhất 2 lần 1 tuần
  • Tăng cường nạp chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các thực phẩm như bột yến mạch, cải Brussels, táo và lê.
  • Bổ sung đạm whey: Whey protein, được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe . Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng whey protein được bổ sung làm giảm cả cholesterol LDL và cholesterol toàn phần cũng như là huyết áp và đường huyết

Rèn luyện thói quen tập thể dục hằng ngày

Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng HDL - cholesterol, loại cholesterol “tốt”. Nếu có thể, bạn hãy tập thể dục ít nhất 30 phút, ít nhất năm lần một tuần hoặc tập aerobic cường độ cao trong 20 phút ba lần một tuần. Tuy nhiên, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về hình thức cũng như cường độ tập luyện phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tranh thủ một số khoảng thời gian trong ngày để tăng cường hoạt động thể chất như:

  • Đi bộ nhanh hàng ngày khi bạn có thể
  • Đi xe đạp đi làm
  • Đi dạo với thú cưng

Để duy trì động lực, hãy cân nhắc việc tìm một người bạn tập thể dục hoặc tham gia một đội nhóm cùng nhau tập thể dục.

Bỏ thuốc lá

Bỏ hút thuốc lá góp phần cải thiện mức HDL-cholesterol của bạn, những lợi ích sau khi bỏ thuốc đối với sức khỏe tim mạch đã được chứng minh, bao gồm:

  • Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ phục hồi sau mức tăng đột biến do thuốc lá gây ra
  • Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi của bạn bắt đầu được cải thiện
  • Trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc

Bạn cần lưu ý rằng việc ngưng hoàn toàn hút thuốc lá/hít khói thuốc lá bị động rất có ý nghĩa trong cải thiện sức khỏe. Việc chỉ giảm hút thuốc lá chứ không ngừng hoàn toàn có hiệu quả rất ít.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Cân nặng càng tăng thì nồng độ tăng cholesterol trong máu càng cao. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để mỡ máu luôn trong trạng thái an toàn. 

Khi giảm cân, cũng hãy ưu tiên áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học để đảm bảo sức khỏe, bao gồm kết hợp chế độ ăn hợp lý với tập thể dục điều độ. Tránh trường hợp áp dụng các biện pháp giảm cân nhanh chóng và tức thời gây nên nhiều rối loạn trong chuyển hóa, bao gồm cả mỡ máu. Tốc độ giảm cân an toàn khoảng 5-7% cân nặng hiện tại của bạn trong 6 tháng, và đừng nên giảm quá 0,5-1kg trong 1 tuần. Khi bạn giảm cân quá nhanh chóng, lượng mỡ thừa được giải phóng vào máu đi về gan để chuyển hóa và thải trừ, nếu quá mức hoạt động của gan, vô tình gây gan nhiễm mỡ và đem lại hiệu quả ngược.

Uống rượu có chừng mực

Trước đây có 1 vài nghiên cứu ở châu Âu ghi nhận việc uống rượu có thể gia tăng HDL-Cholesterol (tốt) và giảm LDL-Cholesterol (xấu). Tuy nhiên, có rất nhiều tranh cãi và không thống nhất về hàm lượng rượu nên uống để đạt được hiệu quả này. Song song đó, những nghiên cứu tại châu Á cho kết quả ngược lại, rượu có tác động xấu đến mỡ máu và chắc chắn làm tăng triglyceride máu. Nhìn chung bạn không nên uống quá 10 đơn vị cồn/tuần, nam không nên uống quá 3 đơn vị cồn/ngày, nữ không quá 2 đơn vị cồn/ngày.

Cách quy đổi đơn vị cồn như sau:

Đơn vị cồn= Dung tích (ml)x Nồng độ cồn(%) x 0,79 (Hệ số quy đổi)

Dùng thuốc hợp lý

Nếu bạn đã thực hiện những thay đổi quan trọng trong lối sống này và mức cholesterol vẫn ở mức cao, bác sĩ khuyên bạn sử dụng thuốc.

Việc lựa chọn thuốc hoặc kết hợp thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuổi tác, các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và mục đích loại mỡ máu bạn hướng đến. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Statins (Chất ức chế HMG-CoA reductase): Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất để giảm cholesterol. Statins làm giảm sự sản xuất cholesterol trong cơ thể và cải thiện khả năng gan loại bỏ cholesterol từ máu. Một số tên thương hiệu phổ biến bao gồm Atorvastatin (Lipitor), Simvastatin (Zocor), và Rosuvastatin (Crestor).
  • Cholestyramine và Colesevelam: Đây là những loại thuốc gọi là chất gắn kết acid mật. Chúng giúp loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Những loại thuốc này thường được sử dụng khi statins không thích hợp hoặc gây tác dụng phụ.
  • Ezetimibe: Thuốc này hoạt động bằng cách giảm hấp thu cholesterol từ thực phẩm trong dạ dày và ruột. Ezetimibe thường được kết hợp với statins để tăng hiệu quả giảm cholesterol.
  • Fibrates (Gemfibrozil, Fenofibrate): Nhóm thuốc này giảm mỡ máu bằng cách tăng hoạt động của enzyme loại bỏ triglycerides khỏi máu và tăng HDL (lipoprotein cao mật độ, gọi là "cholesterol tốt").
  • Niacin (Vitamin B3): Niacin là một dạng của vitamin B3 và có thể tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDL (cholesterol xấu). Tuy nhiên, việc sử dụng niacin cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, do có thể gây tác dụng phụ.

Hãy lưu ý rằng, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bác sĩ cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và theo dõi chặt chẽ.

Để chữa khỏi mỡ máu cao, đưa các chỉ số mỡ máu về lại bình thường, điều quan trọng nhất là cần phải điều chỉnh lại lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, giữ cân nặng khỏe mạnh, hạn chế uống rượu và dùng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên thăm khám các bác sĩ cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo các biện pháp điều trị đều đang đi đúng hướng và kịp thời điều chỉnh khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết