Cả nam và nữ đều có thể bị áp xe vú. Tuy nhiên, áp xe vú thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Bệnh không những gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Chị em cần đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng mô tuyến vú với biểu hiện viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) và tích tụ mủ trong vú. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
Áp xe là một bọc kín như một cái túi, với thành là các mô xơ sợi được khu trú, trong đó có chứa mủ bao gồm tế bào như bạch cầu, hồng cầu, mô vụn hoại tử, xác của vi khuẩn. Áp xe thường xảy ra sau một vị trí bị nhiễm trùng ở một cơ quan nào đó trong cơ thể.
Áp xe vú được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn viêm và giai đoạn tạo thành áp xe. Ở mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn | Triệu chứng |
Giai đoạn viêm |
|
Giai đoạn tạo thành áp xe |
|
Áp xe vú là một trong những bệnh nguy hiểm. Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời:
Bệnh ở giai đoạn áp xe hoặc viêm tấy cần phân biệt với ung thư vú thể cấp dạng viêm. Áp xe vú và ung thư vú có thể có những triệu chứng tương tự nhau, dễ gây nhầm lẫn.
Dù có triệu chứng như thế nào, người bệnh vẫn cần đi khám Sản phụ khoa để được chẩn đoán, đánh giá và thực hiện một số xét nghiệm liên quan.
Tùy theo mức độ nặng, nhẹ, áp xe ở nông hay ở sâu mà bác sĩ có quyết định phác đồ điều trị. Có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa (chọc hút, bơm, rửa, dẫn lưu). Cần dùng kháng sinh sớm, mạnh, đủ liều.
Khi đã tạo thành áp xe thì phải dùng kháng sinh và chích rạch, tháo mủ. Cụ thể như sau:
Phân biệt | Áp xe vú | Tắc tia sữa sau sinh |
Định nghĩa |
Là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú |
Sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ |
Nguyên nhân |
Do vi khuẩn gây ra |
Do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong |
Vùng da bên ngoài |
Vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. |
Triệu chứng ngoài da không rõ ràng, có thể căng đau toàn bộ tuyến vú. |
Đau nhức |
Đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. |
Đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần |
Sưng |
Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. |
Bầu vú căng, cứng |
Tiết sữa |
Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. |
Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. |
Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài.
Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ... Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.
Tùy theo thể trạng, sức đề kháng của mỗi người và mức độ tắc tia sữa mà thời gian tắc tia sữa trở thành áp xe khác nhau. Có người có thể bị áp xe ngay sau khi tắc tia sữa được 1 - 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài 3 - 5 ngày.
Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, chị em nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.
Để phòng bệnh áp xe vú, chị em đang cho con bú cần giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú trước và sau khi cho con bú. Tránh làm xây xát, rạn nứt đầu núm vú, tránh ứ đọng sữa. Cho em bé bú đúng tư thế, hiệu quả và bú hết từng bên vú, nếu còn sữa nên vắt sữa trữ hoặc bỏ đi. Sản phụ cũng nên nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thức đêm nhiều, lao động vừa sức.