Bệnh bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng đặc trưng và rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc vô tình được phát hiện khi đang kiểm tra vấn đề sức khoẻ khác. Khi một số nhân tuyến giáp phát triển đủ lớn sẽ gây khó thở hoặc khó nuốt thậm chí là có thể sờ thấy nhưng triệu chứng này dễ nhầm với một số bệnh khác. Vậy những triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp là gì?
Những dấu hiệu nào thể hiện người bệnh bị mắc bướu nhân tuyến giáp
Đa số những triệu chứng lâm sàng của bệnh đều không rõ ràng. Bệnh nhân đa số được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Nhưng cũng có một số biểu hiện mà người bệnh có thể nhận thấy được như:
- Khi sờ và quan sát bằng mắt thường thấy vùng cổ to ra bất thường
- Người bệnh khó nuốt, khó thở và khàn tiếng do bướu nhân chèn ép vào thực quản và thanh quản
- Sự phát triển bất thường của các mô tuyến giáp gây nên cường giáp dẫn tới sản xuất lượng hormone tuyến giáp lớn. Xuất hiện các triệu chứng sau như: run tay, tăng tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh hoặc không đều, sụt cân không chủ ý mặc dù chế độ ăn bình thường, loãng xương, lo lắng, tóc mỏng thưa, khó ngủ,...
- Bên cạnh đó nhân tuyến giáp cũng có thể làm giảm hormone tuyến giáp gây suy giáp từ đó xuất hiện triệu chứng của suy giáp như: hay quên, táo bón, phù, khả năng chịu nhiệt kém, mệt mỏi,...
- Ở người cao tuổi một số triệu chứng cụ thể hơn như: mệt mỏi nhiều, đau ngực, dễ thay đổi tâm trạng và trí nhớ kém.
Phương pháp chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp là gì
Bướu nhân tuyến giáp là những u cục có cấu tạo bên trong chứa dịch hoặc chất đặc quánh hoặc cục cứng, mô xơ hoá bên trong tuyến giáp. Thường nằm ở trên cổ phía trên xương ức.
Nguyên nhân hình thành bệnh do sự phát triển quá mức của các tế bào tuyến giáp và có khoảng 5% bướu nhân tuyến giáp là ác tính. Những nguyên nhân chủ yếu hình thành bướu nhân tuyến giáp như là: thiếu iod, viêm tuyến giáp, bệnh Graves, bệnh Hashimoto, bướu đa nhân tuyến giáp, u tuyến giáp gây cường giáp.
Người có nguy cơ mắc bướu nhân tuyến giáp thường là người có tuổi, gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp, phơi nhiễm với phóng xạ,...
Bướu nhân tuyến giáp được phát hiện khi vô tình sờ thấy hoặc thăm khám sức khỏe với những phương pháp chẩn đoán như:
- Khám lâm sàng: có thể thấy nhân tuyến giáp mềm hoặc cứng, nhỏ (khu trú) hoặc to (lan tỏa), di động hoặc cố định, và đau hoặc không đau.
- Xét nghiệm hormon tuyến giáp: Đánh giá nồng độ hormone tuyến giáp như đo nồng độ hormone TSH và FT4
- Siêu âm tuyến giáp: có giá trị phát hiện chính xác các nhân không sờ được trên lâm sàng. Siêu âm còn hỗ trợ định vị để thực hiện thao tác sinh tiết tuyến giáp.
- Chọc hút nhân giáp bằng kim nhỏ: là kỹ thuật đơn giản, nhưng rất giá trị vì nó có thể cung cấp các thông tin trực tiếp và đặc hiệu về một nhân tuyến giáp. Kết quả của xét nghiệm có thể đánh giá bản chất của nhân là lành tính hay ác tính.
- Xạ hình tuyến giáp: thường được chỉ định ở bệnh nhân có hormon TSH thấp, xác định liệu bướu đơn nhân trên lâm sàng có thực sự là bướu đơn nhân hay là đa nhân, và chẩn đoán trường hợp bướu sau xương ức.
- Một số thăm dò cận lâm sàng khác như: chụp CT scanner và cộng hưởng từ (MRI),...
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp, một vấn đề sức khỏe phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những dấu hiệu như khó chịu khi nuốt, cảm giác sưng ở cổ, hoặc thậm chí khó khăn trong việc thở có thể là những biểu hiện đặc trưng của tình trạng này. Đặc biệt, việc nhận biết kịp thời những triệu chứng này cần đi thăm khám ngay để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị kịp thời.