Bệnh cơ tim phì đại: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh cơ tim phì đại: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh cơ tim phì đại: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Bệnh cơ tim phì đại: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 02/09/2020 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Cơ tim phì đại là một bệnh lý cơ tim nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn nhịp, đột tử. Tìm hiểu thêm về cơ tim phì đại để bảo vệ sức khỏe của bạn qua bài viết dưới đây từ BookingCare.

Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng thành tim dày lên bất thường, gây cản trở lưu lượng máu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, đau ngực, thậm chí nguy hiểm hơn, có thể ngất và đột tử. Tham khảo bài viết để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh cơ tim phì đại là gì?

Bệnh cơ tim phì đại là một căn bệnh trong đó cơ tim trở nên phì đại nở to bất thường. Cơ tim dày lên có thể làm tim bơm máu khó hơn. Bệnh cơ tim phì đại cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện học của tim.

Bệnh cơ tim phì đại gây rối loạn hoạt động của van tim, nhất là van hai lá. Các buồng tim không dãn, thành tim dày lên, kích thước tim không to ra nhưng khối lượng cơ tim tăng lên.

Rất may, hầu hết những người bị bệnh cơ tim phì đại có cuộc sống bình thường, không có vấn đề đáng kể.

Cơ tim bình thường (trái) và cơ tim phì đại (phải) - Ảnh: AHA
Cơ tim bình thường (trái) và cơ tim phì đại (phải) - Ảnh: AHA

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim phì đại

Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh cơ tim phì đại có thể kể đến như:

    • Do di truyền: Bệnh cơ tim phì đại thường do cha mẹ di truyền cho con cái. Tuy nhiên, không có gen cố định trực tiếp, có thể là một tổ hợp gen ảnh hưởng lẫn nhau khiến cơ tim dày lên
    • Do huyết áp cao
    • Do lão hóa

Triệu chứng bệnh cơ tim phì đại

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 20- 40 khi gắng sức. Các triệu chứng thường đa dạng, không đặc hiệu bao gồm

  • Khó thở khi gắng sức, thậm chí cả khi nghỉ ngơi
  • Đau ngực thường giống cơn đau thắt ngực
  • Ngất 
  • Tụt huyết áp
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Hồi hộp trống ngực hoặc hụt hơi
  • Loạn nhịp tim
  • Tim đập nhanh - cảm giác tim đập nhanh, tim đầu không đều
  • Sưng ở chân và bàn chân

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán một người có mắc bệnh cơ tim phì đại hay không, các bác sĩ Tim mạch sẽ cần phải dựa vào:

  • Tiền sử bệnh: Các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh của bạn, tiền sử ngất, thỉu cũng như những người thân trong gia đình (có người mắc bệnh tim mạch, suy tim, đột tử không rõ nguyên nhân…)
  • Khám tim và phổi: Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tim và phổi bằng ống nghe để kiểm tra xem có tiếng thổi của tim không
  • Siêu âm tim: Phương pháp sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra cơ tim có dày bất thường hay không, hình thái các lá van tim, sự thông thoáng của đường ra thất trái, chức năng tim.
  • Điện tâm đồ (ECG): Sử dụng các điện cực để đo tín hiệu điện từ tim, có thể cho thấy nhịp tim không đều và dày thành cơ tim chụp cộng hưởng từ MRI tim: đo đạc độ dày thành tim,, kiểm tra chức năng tim khi vận động,....
  • Holter điện tâm đồ: trường hợp điện tâm đồ 12 chuyển đạo không phát hiện được rối loạn nhịp bất thường, người bệnh có thể được đeo holter điện tâm đồ 24 hoặc 48 giờ để phát hiện rung nhĩ cơn, các rối loạn nhịp nguy hiểm khác.

Phương pháp điều trị

- Điều trị bằng thuốc:

  • Chẹn beta giao cảm
  • Chẹn kênh canxi giảm nhịp tim và sức co bóp
  • Amiodarone, disopyramide
  • Thuốc chống đông máu: chúng còn được gọi là chất làm loãng máu. Chúng bao gồm các loại thuốc như warfarin, dabigatran (Pradaxa), rivaroxaban (Xarelto), endoxaban (Lixiana)
  • Tránh các thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể AT1

- Điều trị can thiệp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt vách liên thất: phẫu thuật cắt giảm bề dày vách giữa hai tâm thất để tăng lưu lượng máu vào tâm thất trái, đồng thời tăng bơm máu cho cơ thể
  • Cấy ghép máy khử rung tim ICD: thiết bị cấy ghép này theo dõi nhịp tim để  phát hiện và điều trị rối loạn nhịp nguy hiểm có thể làm ngừng tim và đột tử

Bên cạnh phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật ở trên, người bệnh cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh để đảm bảo hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn. Các biện pháp thực hành bao gồm:

  • Chế độ ăn tốt cho tim mạch: bao gồm chế độ ăn hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế muối và đường, thay vào đó, ưu tiên nạp nhiều chất xơ, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt
  • Vận động có chọn lọc: Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho tim, tuy nhiên, với người bệnh mắc cơ tim phì đại, cần hạn chế một số bài tập yêu cầu dùng sức nhiều trong một thời gian ngắn như nâng tạ hoặc chạy nước rút
  • Hạn chế hút thuốc, rượu bia và cafein: Các chất kích thích này có khả năng làm tăng nhịp tim và huyết áp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng

Cơ tim phì đại là bệnh lý tim mạch không quá phổ biến, tuy nhiên bệnh lý này có thể gặp cả ở những người trẻ tuổi. Hiểu biết về bệnh kết hợp với việc thực hiện các biện pháp rèn luyện sức khỏe tim mạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM
KHÁM TỪ XA