Bệnh gout có điều trị dứt điểm được không?
Bệnh gout có điều trị dứt điểm được không?
Điều trị dứt điểm bệnh gout
Điều trị dứt điểm bệnh gout - Ảnh: BookingCare

Bệnh gout có điều trị dứt điểm được không?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 20/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/12/2023
Bệnh gout có điều trị dứt điểm được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Trên thực tế, bệnh gout không có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa những cơn đau do gout quay trở lại. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ điều trị và kiểm soát bệnh tốt, các triệu chứng gần như biến mất và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp điều trị bệnh gout

Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bệnh gout bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh là phương pháp điều trị phổ biến cho người bệnh gout. Một số loại thuốc điều trị gout phổ biến bao gồm:

Thuốc điều trị cơn đau gout cấp tính

  • NSAID: Thuốc chống viêm không steroid làm giảm đau và giảm sưng do bệnh gút gây ra. các bệnh nhân này cần được tư vấn bác sĩ trước khi dùng loại thuốc trên.
  • Colchicine: Colchicine là thuốc kê đơn có thể làm giảm viêm và đau nếu người bệnh dùng thuốc trong vòng 24 giờ sau khi bị bệnh gout tấn công.
  • Corticosteroid: là loại thuốc chống viêm có tác dụng mạnh, người bệnh có thể giảm triệu chứng rất nhanh, tuy nhiên nếu dùng nhiều sẽ dẫn tới phụ thuộc thuốc, làm bệnh gút nặng lên. Loại thuốc này có thể sử dụng qua hình thức viên uống hoặc tiêm corticosteroid vào các khớp bị ảnh hưởng hoặc vào cơ gần khớp của người bệnh (tiêm bắp).

Thuốc hạ acid uric máu ngăn ngừa biến chứng bệnh gút

Nếu khớp bị tổn thương nặng hay xuất hiện các hạt tophi, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm mức acid uric nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc biến chứng. Đây là nhóm thuốc giúp giảm acid uric trong máu của người bệnh, là thuốc điều trị quan trọng nhất, cần dùng kéo dài để giảm các biến chứng. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric: Các loại thuốc được gọi là chất ức chế sản sinh acid uric trong cơ thể giúp hạn chế bệnh tiến triển.
  • Thuốc đào thải acid uric: Những loại thuốc này được gọi là uricosurics giúp tăng uric niệu cải thiện khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Các thuốc trong nhóm này bao gồm Allopurinol , Febuxostat

Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo kĩ thông tin thuốc từ bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất

Phẫu thuật

Các tinh thể axit uric có thể tích tụ tạo thành từng hạt với kích thước lớn lên đến vài cm, gọi là hạt Tophi. Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để loại bỏ các hạt này trong trường hợp:

  • Bội nhiễm nốt Tophi.
  • Xuất hiện triệu chứng viêm, loét khớp mức độ nặng mà sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả đáng kể.
  • Nốt tophi có kích thước lớn làm mất thẩm mỹ, giảm khả năng vận động.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mà chúng ta có thể can thiệp để phòng ngừa bệnh. Trong đó, những yếu tố liên quan đến thực đơn và thói quen sống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gout.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia để phòng ngừa gout hiệu quả:

  • Điều chỉnh cân nặng: hừa cân, béo phì sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hoá trong đó có bệnh gút.
  • Ăn uống lành mạnh, đa dạng chất dinh dưỡng: Hãy duy trì một chế độ ăn đa dạng, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine. Bổ sung đủ nước và chất xơ, và lấy nguồn protein từ đậu, trứng, sữa. Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt có ga và tránh sử dụng chất kích thích và thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát mà còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe: Hãy đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm soát mức độ acid uric trong máu.

Bệnh gout tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu người bệnh nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, những cơn đau sẽ được kiểm soát hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết