Bệnh gout: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh gout là một trong những bệnh Cơ xương khớp thường gặp nhất (chiếm 1/3 lượng bệnh nhân đến khám các vấn đề về Cơ xương khớp). Đến nay, bệnh gout không thể tự khỏi theo thời gian mà chỉ tập trung điều trị triệu chứng, kiểm soát nồng độ acid uric máu.

Bệnh Gout hay còn được gọi là "bệnh gút", là một loại bệnh liên quan đến sự tăng cao của axit uric trong cơ thể dẫn đến các triệu chứng đau đớn và sưng tại vị trí bị ảnh hưởng. Đây là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám với các bác sĩ Cơ Xương Khớp.
Bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh gout như triệu chứng, biến chứng và chế độ ăn uống để bệnh nhân biết cách phòng tránh cũng như điều trị nếu không may mắc phải.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt nội dung bởi BS CKI Nguyễn Dương Nhật Thi:
THÔNG TIN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I NGUYỄN DƯƠNG NHẬT THI:
|
Bệnh Gout là gì?
Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc acid uric từ trong máu.
Khi nồng độ acid uric trong máu được tích tụ qua thời gian trở nên quá cao, những tinh thể nhỏ của acid uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gout thường liên quan đến sự tạo ra quá nhiều axit uric hoặc khả năng loại bỏ axit uric kém hiệu quả từ cơ thể. Các nguyên nhân có thể kể đến như di truyền, tiêu thụ thức ăn giàu purin, sử dụng đồ uống cồn bừa bãi, béo phì, bệnh thận và sử dụng thuốc.
Bệnh gout có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, thông qua chẩn đoán đúng và quản lý hiệu quả, bệnh gout có thể được kiểm soát. Phương pháp điều trị bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm,...
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Một số triệu chứng và dấu hiệu cấp tính của bệnh gout có thể kể đến như:
- Đau khớp, sưng đỏ khớp, thường sẽ đau đột ngột, dữ dội.
- Đau đột ngột vào ban đêm và tại chỗ khớp viêm biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động.
- Vị trí đau: Khoảng 80 - 90% cơn gout đầu tiên sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp ngón chân. Kế tiếp là các khớp khác như: mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay...
- Đau thường xuất hiện đột ngột hoặc sau bữa ăn nhiều protid, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương… đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
- Tình trạng đau thường xảy ra trong 24 - 48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi tự khỏi
- Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động...

Xem thêm bài viết:
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống phù hợp sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu những cơn gout cấp này không được điều trị sớm, có thể khiến bệnh trở nên nghiệm trọng hơn, như:
- U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn, gây hạn chế vận động khớp, thậm chi là tàn phế.
- Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
- Sỏi thận: bệnh gout mãn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận. Có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp.
- Ngoài ra, biến chứng của bệnh gout có thể xảy ra do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận...
Để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh gout, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp tại cơ sở y tế uy tín.
Phân biệt gout với bệnh giả gout
Giả gout thường bị nhầm lẫn với bệnh gout hoặc tình trạng thấp khớp khác. Bệnh giả gout nếu không được điều trị có thể dẫn đến thoái hóa khớp nặng, viêm khớp mạn tính và tàn tật.
Do vậy, chẩn đoán chính xác bệnh giả gout là rất quan trọng. Sau đây là những điều bạn nên biết về bệnh giả gout.
Giả gout | Bệnh gout | |
Định nghĩa | Là do lắng đọng muối calcium có hình thoi tại khớp | Là do lắng đọng tinh thể acid uric hình kim tại khớp và các mô mềm |
Vị trí đau | Thường khởi phát ở khớp gối và khớp lớn | Thường khởi phát ở các ngón khớp cái, mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay |
Mức độ đau | Gây đau từ từ trong nhiều ngày và mức độ đau cũng nhẹ hơn đau do gout | Thường tấn công về đêm, đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ |
Điều trị | Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Không có phương pháp chữa trị dứt điểm cho giả gout | Nguyên tắc điều trị bệnh gút là hạ acid uric trong máu |
Ăn uống | Giả gout không cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt như người mắc bệnh gout | Cần thuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt |
Mặc dù có các triệu chứng giống nhau nhưng bản chất gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh giả gout lại hoàn toàn khác bệnh gout. Vì vậy, khi thấy có bất thường tại khớp cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.
Bệnh gout có chữa dứt điểm được không?
Bệnh gout không thể tự khỏi theo thời gian. Bệnh gout có thể tái phát trong tương lai nếu gặp điều kiện thích hợp.
- Nếu chẩn đoán và điều trị sớm, đúng phương pháp, người bệnh có thể kiểm soát 90 – 95% các triệu chứng bệnh.
- Nguyên tắc là điều trị triệu chứng, kiểm soát nồng độ acid uric máu để hạn chế kết tủa thêm tinh thể muối urat.
- Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc làm giảm nồng độ axit uric và giảm đau do hình thành axit uric ở khớp.
- Nếu phát hiện bệnh sớm, lượng tinh thể muối urat lắng đọng còn ít thì việc điều trị tan urat sẽ dễ dàng hơn những người đã bị gout mãn tính.
- Nếu điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa, đồng thời làm sạch tinh thể muối urat thì cũng có thể được coi là hết bệnh gout.
Điều quan trọng trong điều trị bệnh gout là chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên dù có được điều trị hết gout, bệnh nhân vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý để chống tái mắc bệnh.

Xem thêm
- 8 bác sĩ khám chữa bệnh gout giỏi tại Hà Nội
- Bác sĩ Cơ xương khớp giỏi và nhiều kinh nghiệm ở TP.HCM
Tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp với bệnh gout
Như đã nói ở trên, đối với điều trị bệnh gout, thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều trị bằng thuốc là chưa đủ, người bệnh cần tạo cho mình những thói quen tốt để phòng tránh tái phát về sau.
1. Thói quen sinh hoạt
- Trong giai đoạn khớp đang viêm cấp nên để cho khớp nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Qua đợt cấp bệnh nhân sinh hoạt điều độ, tránh stress, tập thể dục đều đặn, duy trì BMI trong giới hạn bình thường. Ngược lại, việc giảm cân cũng cần thực hiện khoa học nếu không muốn tình trạng bệnh gout thêm trầm trọng.
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tăng axit uric và sức ép lên các khớp.
- Tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như lợi tiểu, aspirin liều thấp, corticoid kéo dài.
- Rèn luyện lối sống lành mạnh: Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.
2. Chế độ ăn uống cho người bệnh gout
Nguyên tắc ăn uống bệnh nhân gout nên ghi nhớ:
- Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.
- Hạn chế thức ăn nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ; bỏ rượu, thức uống có rượu, bia, cà phê, chè.
- Không giảm cân quá nhanh cho người béo quá mức. Cần giảm cân từ từ.
- Đủ nước thông tiểu nhưng không dùng cà phê, chè...
Những người mắc bệnh gout, dù ở mức độ nào cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh bệnh nặng thêm hoặc tái phát sau khi đã ổn định. Có gắng tuân thủ nguyên tắc trên, cụ thể như sau:

Khám gout với Bác sĩ cơ xương khớp
Bệnh gout thường gặp ở nam giới, tuổi 30- 60 tuổi gây ra những đợt viêm cấp tính của một vài khớp với các triệu chứng cấp tính sưng, nóng, đỏ đau không thể chịu đựng được, bệnh thuyên giảm rồi lại có những đợt tái phát hậu quả nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng về thận, hay để lại các u cục tại khớp.
Nhằm kiểm soát bệnh gout và giảm triệu chứng khó chịu, yếu tố quan trọng vẫn là thăm khám với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác và triển khai phương án điều trị phù hợp.
Khám gout với Bác sĩ cơ xương khớp ở Hà Nội
Tham khảo khám gout với các bác sĩ cơ xương khớp tại Hà Nội:
1. GS.TS.BS Trần Ngọc Ân
GS.TS.BS Trần Ngọc Ân là giáo sư đầu ngành cơ xương khớp với hơn 50 năm kinh nghiệm và được xem là "người thầy của chuyên ngành thấp khớp học". GS Trần Ngọc Ân đã dành gần như cuộc đời mình cho việc học tập, nghiên cứu và thăm khám, điều trị chuyên sâu các nhóm bệnh về cơ xương khớp.
GS.TS.BS Trần Ngọc Ân được nhiều đồng nghiệp và cả bệnh nhân kính nể nhờ kiến thức sâu rộng, chuyên môn thăm khám vững vàng, kết quả điều trị tích cực. Một số thông tin thêm về quá trình công tác của GS:
- Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam
- Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai
- Nguyên Giám đốc Bệnh viện E
- Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội
Hiện do tuổi đã cao, GS Trần Ngọc Ân chỉ có lịch khám tại Bệnh viện Hồng Phát vào buổi sáng các ngày trong tuần. Bạn đọc lưu ý đặt khám để tránh phải chờ đợi khi đăng ký khám với GS.
2. TS. BS CKII Lê Quốc Việt
TS.BS CKII Lê Quốc Việt có thế mạnh chuyên sâu trong nhóm bệnh nội cơ xương khớp, đặc biệt là các bệnh gout, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đa khớp.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, TS Lê Quốc Việt đã khám và điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân, được tin tưởng, quý mến nhờ thái độ lịch sự, chuyên nghiệp.
- Giám đốc Phòng khám Tổ hợp Y tế Mediplus
- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E
- Nguyê Giám đốc Trung tâm Cơ Xương khớp, Bệnh viện E
- Thành viên Ban chấp hành Hội khớp học Việt Nam

Bạn đọc có thể khám với TS Lê Quốc Việt tại Phòng khám Mediplus ở 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Thời gian thăm khám, lịch khám cụ thể của bác sĩ được cập nhật trên BookingCare, bạn đọc có thể theo dõi để biết thông tin chi tiết.
3. BS CKII Nguyễn Thị Kim Loan
BS CKII Nguyễn Thị Kim Loan có dày dặn kinh nghiệm thăm khám bệnh gout nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung.
Một bệnh nhân thăm khám với BS Kim Loan có phản hồi như sau "Bác sĩ đã xem kỹ và sử dụng một phần kết quả xét nghiệm trước đây tôi đã làm (dù làm ở bệnh viện khác),chỉ yêu cầu tôi làm xét nghiệm cần thiết, giúp giảm chi phí khám bệnh. Bác sĩ có giải thích về bệnh đủ để tôi hiểu và cảm thấy yên tâm. Bây giờ tôi sẽ uống thuốc theo phác đồ để xem kết quả như nào."
- Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp và Nội tổng hợp Bệnh viện E Hà Nội
- Được phong tặng Danh hiệu thầy thuốc Ưu tú
- Từng là thực tập sinh tại Ucraina
Bạn đọc hiện có thể đặt khám cơ xương khớp với BS Kim Loan tại Bệnh viện Thu Cúc cơ sở Thụy Khuê. Tuy nhiên lịch khám của bác sĩ hạn chế chỉ có vào thứ 3 và thứ 5 thế nên bạn đọc nên chủ động đặt khám trước.
Khám gout với Bác sĩ cơ xương khớp ở TPHCM
Tham khảo khám gout với các bác sĩ cơ xương khớp tại TPHCM:
1. ThS.BS CKII Dương Minh Trí
ThS.BS CKII Dương Minh Trí là bác sĩ cơ xương khớp được nhiều bệnh nhân tin tưởng theo dõi, thăm khám định kỳ nhờ có chuyên môn giỏi và thái độ thăm khám nhẹ nhàng, tận tình, chu đáo. Nhiều bệnh nhân để lại phản hồi tích cực với bác sĩ trên Google Review và trên BookingCare, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.
- Phó Trưởng khoa Hô hấp - Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
- Được đào tạo chuyên môn tại các trường đại học y có tiếng như Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội
- Tu nghiệp chuyên môn tại các nước Hà Lan, Úc, Bồ Đào Nha, Dubai,...

Ngoài thời gian thăm khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, bác sĩ có lịch khám ngoài giờ hành chính tại phòng mạch riêng ở 101 Trần Hữu Trang, Phường 10. Quận Phú Nhuận. Bác sĩ Dương minh Trí có nhận tư vấn cơ xương khớp online qua video cho những bệnh nhân ở xa, không có điều kiện di chuyển đến trực tiếp.
2. BS CKII Kim Văn Trung
BS CKII Kim Văn Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tổng quát - Lão khoa - Cơ xương khớp, tiếp nhận thăm khám đa dạng các mặt bệnh như gout, loãng xương, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,...
BS Kim Văn Trung cũng liên tục trau dồi, nâng cao kiến thức với nhiều chứng chỉ chuyên ngành như Phương pháp đo mật độ loãng xương - Hội Loãng xương Hà Nội (2019); Thấp khớp học - Hội thấp khớp học Việt Nam (2017); Kỹ thuật tiêm nội khớp và mô mềm - Trường Đại học Y Dược TP. HCM (2016)
- Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Nguyên Phó Trưởng khoa Nội Khớp - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Nguyên Trưởng đơn vị Nội Xương Khớp - Bệnh viện Xuyên Á
Hiện BS CKII Kim Văn Trung có lịch khám cơ xương khớp đều đặn tại Bệnh viện Gia An 115. Với khung giờ khám trải dài, bạn đọc có thể dễ dàng thăm khám, tái khám, theo dõi tình hình bệnh thường xuyên với bác sĩ.
3. TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy có thế mạnh chuyên sau trong các bệnh đau, có thời gian tu nghiệp về các bệnh đau tại Pháp thế nên các bệnh nhân bị gout, mặc rắc rối lớn với những cơn đau có thể tin tưởng thăm khám.
- 35 năm kinh nghiệm lĩnh vực Cơ xương khớp
- Hiện là Giám đốc chuyên môn, Bác sĩ Nội Cơ Xương Khớp - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Từng công tác tại các bệnh viện lớn: Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nhân dân 115

Thăm khám bệnh gout với TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tại tuy nhiên bác sĩ chỉ có lịch khám vào buổi chiều thứ 2, thứ 4, thứ 6. Thời gian thăm khám cụ thể của bác sĩ được cập nhật trên website BookingCare.
Bên cạnh đi khám chữa gout tại các bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp, bạn có thể tham khảo thêm về việc tư vấn online với bác sĩ Cơ xương khớp. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, tư vấn phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân.
Bệnh nhân và bác sĩ sẽ gọi video và trao đổi thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. Thao tác rất đơn giản, nhanh gọn và bệnh nhân cũng sẽ được định hướng trước, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Qua cuộc gọi tư vấn, bác sĩ có thể có những nhận định về bệnh ban đầu, tư vấn về thói quen ăn uống sinh hoạt, định hướng bệnh nhân có cần đi khám và xét nghiệm thêm không... Giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và biết cách điều trị ban đầu.
Bài viết đây đã cung cấp nội dung về bệnh gout. Hy vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích cho quá trình thăm khám, điều trị bệnh gout của bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Xem thêm video
- Chế độ ăn uống cho người bệnh gout - Đài truyền hình Hà Nội
- Thời lượng: 2:55
Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh Gout. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
2. https://youtu.be/BSGbgcoEXCo
3. https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-gia-gut-n129310.html
4. http://benhvien108.vn/mot-so-dieu-can-biet-ve-benh-gut.htm#
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thay khớp gối tại Bệnh viện Hồng Ngọc có tốt không?
Đau lưng và Thoát vị đĩa đệm: Hiểm họa cho cuộc sống hằng ngày
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Viêm khớp cùng chậu: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Viêm khớp ngón tay cái: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm bao hoạt dịch là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Chế độ dinh dưỡng
- Tập Luyện
- Cẩm Nang Tiểu Đường
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- HP dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Xuất huyết dạ dày