Bệnh hắc lào nặng nên kiêng gì?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 27/11/2020, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Để bệnh hắc lào được điều trị hiệu quả và dứt điểm, trong quá trình điều trị cần chú ý kiêng một số đồ ăn và hạn chế một số hoạt động thường ngày sau đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh hắc lào
Bệnh hắc lào nên kiêng ăn gì? - Ảnh: Eva

Hắc lào là một trong những bệnh nấm da phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Bên cạnh việc điều trị với bác sĩ Da liễu, bạn nên chú ý nhưng việc nên làm và không nên làm trong cuộc sống hàng ngày.

Hắc lào có chữa khỏi hẳn được không?

Hắc là là bệnh nấm ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Đây là một bệnh da phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Hắc lào tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

Vì vậy, cần chữa bệnh hắc lào tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Hắc lào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc chữa trị hắc lào không khó, nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc trị hắc lào.

Một số thuốc sử dụng khi điều trị hắc lào:

  • Dùng thuốc bôi tại chỗ: Các thuốc này có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da, biến chứng hoặc dị ứng nhẹ.
  • Điều trị tại chỗ với các thuốc uống khi bị hắc lào nặng, tổn thương lan rộng. Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và có những tương tác không tốt, có thể có những biến chứng nặng nề khi phải dùng đồng thời với thuốc trị bệnh khác.

Hắc lào dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác, vì vậy, việc tự ý sử dụng thuốc điều trị hắc lào dễ dẫn đến sai lầm.

Để an toàn và tránh rủi ro không đáng có khi điều trị hắc lào bằng thuốc, nên có sự tư vấn từ phía bác sĩ Da liễu giỏi và uy tín.

Bị hắc lào kiêng gì?

Để quá trình điều trị hắc lào thuận lợi và hiệu quả hơn, bạn nên lưu ý kiêng một số thực phẩm sau:

  • Thịt gà khiến các tổn thương tồn tại trên bề mặt da lâu lành, mưng mủ, sưng to. Ngoài ra, thịt gà có thể kích hoạt các phản ứng viêm, gây dị ứng, ngứa ngáy
  • Đồ ăn tanh, hải sản gây ngứa ngáy và nhiều biểu hiện khó chịu khác trên vùng da tổn thương
  • Thịt trâu, thịt bò, thịt dê (Thịt đỏ) có thể gây ra phản ứng dị ứng, ngứa ngáy nghiêm trọng, để lại sẹo thâm sau khi điều trị
  • Đồ nếp gây nổi mụn nước, mưng mủ
  • Một số chất có trong bánh kẹo, đồ ngọt có khả năng kích thích một số phản ứng viêm, làm chậm quá trình hồi phục da và khiến tổn thương bị thâm, sẫm màu
  • Đồ ăn cay nóng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm, vi khuẩn gây ra bệnh hắc lào phát triển
  • Sữa và các chế phẩm làm từ sữa dễ khiến những tổn thương trên da sẽ bị chàm hóa
  • Thực phẩm có chất kích thích: Đồ uống chứa cồn, ga, caffein,... không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn khiến quá trình điều trị hắc lào kéo dài hơn

Ngoài ngưng hoặc hạn chế một số loại thực phẩm, bệnh nhân nên chú ý đến cả các thói quen sinh hoạt hàng ngày:

  • Hạn chế tiếp xúc da với da hàng ngày để tránh lây bệnh
  • Không quan hệ tình dục khi bệnh chưa được điều trị dứt điểm
  • Tránh sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, chất tạo mùi,... lên vùng da tổn thương.
  • Không tắm, bơi lội tại bể bơi vì trong nước có nhiều chất tẩy rửa

Khi có dấu hiệu bị hắc lào, tốt nhất là bạn nên sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để tránh bệnh lan rộng và nặng hơn.

Nếu muốn tự điều trị tại nhà, bạn có thể lựa chọn thăm khám với Bác sĩ Da liễu từ xa qua video để tiết kiệm thời gian đi lại cũng như chờ khám, đồng thời vẫn được thăm khám với các bác sĩ trị nấm giỏi và có kinh nghiệm.

Xem thêm bài viết:

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa nấm. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám chữa bệnh da liễu . Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/benh-hac-lao-co-chua-khoi-han-duoc-khong-n128243.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/