Sử dụng thuốc chữa bệnh hắc lào đúng cách

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Hắc lào nặng gây ra những tổn thương nghiệm trọng trên da, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Cách tốt nhất để điều trị bệnh hắc lào nặng là khám chữa bệnh với bác sĩ Da liễu sớm nhất có thể.

Bệnh hắc lào nặng
Hình ảnh bệnh hắc lào - Ảnh: twitter.com

Hắc lào là căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy nhiên, nếu không sớm thăm khám chữa, bệnh có thể chuyển biến nặng, gây khó khăn và tốn kém hơn cho quá trình điều trị sau này.

Nhận biết bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh ngoài da phổ biến và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như vảy phấn hồng, vảy nến, nấm da mạn tính, chàm (eczema) mạn tính.

Để điều trị có hiệu quả, người bệnh cần phân biệt được các bệnh lý này.

BệnhDấu hiệuNguyên nhân
Hắc lào

Trên da xuất hiện đám đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2cm, sau lan rộng ra.

Về sau, các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay to hơn nữa, có hình đa cung

Tổn thương gây ngứa dữ dội, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, da tiết mồ hôi.

 

Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum

Vảy phấn hồng

Ngứa, đôi khi có ngứa dữ dội.

Tổn thương là các dát màu nâu, hình ô van, đường kính khoảng 4 - 5mm.

Ở trung tâm da tổn thương nhăn, hay có viền vảy, vùng trung tâm không có vảy.

Tổn thương thường khu trú ở gốc chi.

Thể đảo ngược của vảy phấn hồng Gibert: Tổn thương xuất hiện đầu tiên có kích thước lớn hơn các tổn thương có sau.

Chưa rõ ràng
Vảy nến

Các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến.

Thông thường không gây ngứa, nhưng cũng có trường hợp ngứa, châm chích.

Dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng,...

Chưa rõ ràng

(được cho là có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể)

Nấm da mạn tính

Tổn thương tiến triển chậm và hầu hết gặp ở chi dưới.

Tổn thương bắt đầu là ban hay loét.

Sau vài tháng đến vài năm các ban này to lên trở thành các cục kiểu mụn cóc và sùi.

Fonsecaea và Phialophora

Chàm (Eczema) mạn tính

Là tình trạng kích ứng da lâu dài.

Vùng da chàm mạn tính thường sậm màu hơn và dày hơn vùng da xung quanh, kèm nhiều vết cào gãi.

 

Căng thẳng tâm lý gây ức chế cơ chế điều hoà miễn dịch bình thường.

Tiếp xúc với hóa chất, chất gây kích ứng, chất tẩy rửa mạnh,...

Khô da

Di truyền

Nhiều người bệnh không phân biệt được các bệnh trên với nhau, đồng thời tự ý mua thuốc và sử dụng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Thuốc trị hắc lào

Bệnh hắc lào có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, tỉ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ.

Hắc lào có thể lây nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc da - da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, việc điều trị hắc lào sớm không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Việc chữa trị hắc lào yêu cầu người bệnh phải kiên trì dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị hắc lào cần hết sức chú ý vì nhiều loại thuốc có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng,...

Khi muốn sử dụng thuốc điều trị hắc lào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu, đồng thời báo với bác sĩ nếu bạn mắc các bệnh về gan, thận,...

Xem thêm bài viết:

Khi dùng thuốc điều trị hắc lào, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như:

  • Điều trị liên tục, ngày bôi thuốc 2 - 3 lần cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục bôi thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát.
  • Bôi thuốc cũng phải theo hướng dẫn, vì nếu bôi thuốc không đúng như bôi thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, có thể làm bệnh càng lây lan hơn hoặc gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội, gây nhiễm khuẩn da...

Để nắm được tình trạng bệnh và biết cách điều trị bệnh hắc lào tại nhà, bạn có thể lựa chọn tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa. Các bác sĩ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc trị hắc lào đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh hắc lào. Bạn đọc có thể tham khảo và đặt lịch khám với các bác sĩ trên trang của BookingCare.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/vay-phan-hong-la-benh-gi-n26235.html
2. https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/kham-da-lieu-chuyen-sau/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-cham.html
3. https://suckhoedoisong.vn/chon-thuoc-tri-benh-hac-lao-n102345.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/