Bệnh nấm có chữa khỏi không? Cách trị dứt điểm bệnh nấm
Bệnh nấm là loại bệnh thường gặp bởi nấm sống trong môi trường và có thể phát triển nhanh với điều kiện ấm áp, ẩm ướt.

Bệnh nấm là một trong các loại bệnh da liễu phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng có diễn biến khá phức tạp và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Vì vậy việc chủ động tìm hiểu kiến thức y khoa và thăm khám bác sĩ da liễu về bệnh nấm là rất cần thiết.
Các bệnh nấm thường gặp
Bệnh lang ben
Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen.
Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu.
Hắc lào
Dấu hiệu của hắc lào đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viền này ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể của mình.

Nấm kẽ
Căn nguyên của bệnh nấm kẽ là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans.
Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...
Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.
Nấm móng
Nấm móng thường do nấm trichophyton gây nên.
Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn.
Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Nấm tóc
Nấm tóc do nấm piedra hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng.
Trong khi đó, loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm, da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu.
Nguyên nhân gây nấm da
- Tiếp xúc với người mắc bệnh: bệnh dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nếu không chú ý vệ sinh hoặc có thói quen dùng chung.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh như vuốt ve, chải lông chó mèo, bò, lợn bị bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
- Tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh: Một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, đặc biệt là nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Do thói quen xấu: Thói quen đi ngủ khi tóc ướt, không lau khô cơ thể sau khi tắm hoặc vận động mạnh là những thói quen xấu khiến nhiều người bị nấm da. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện do vi khuẩn nấm dễ phát triển và sinh sôi.

Bệnh nấm da có lây hay không?
Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp, gồm các hình thức sau đây:
- Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.
- Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.
- Bệnh nấm lây từ người này sang người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm...
Nấm có chữa khỏi được không?
Điều này cũng có nghĩa là bệnh rất dễ lây lan. Tuy nhiên, nấm không gây nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, người bệnh sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí cho việc điều trị.
Thực tế những trường hợp phải sống lâu năm với bệnh này hoặc tái phát là do nhiều yếu tố tác động.
Trường hợp thời gian chữa trị kéo dài đa số là do để quá lâu, thậm chí đến khi bệnh chuyển sang mãn tính mới gặp bác sĩ. Chính vì thế mới có thắc mắc là bệnh nấm có chữa khỏi được không?
Các chuyên gia đã khẳng định rằng bệnh nấm hoàn toàn có thể chữa được. Vì thế, bạn không cần băn khoăn về vấn đề này nữa. Thay vào đó, hãy dành thời gian tìm hiểu về các phương pháp điều trị cũng như hậu quả nếu để bệnh tình kéo dài quá lâu.
Hậu quả nếu để bệnh nấm da đầu lâu không điều trị
Nấm ở dạng nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nó chỉ khiến người ta cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống. Cũng chính vì điều này mà nhiều người chủ quan không chữa bệnh ngay từ đầu.
Một khi bệnh kéo dài nhiều năm, việc điều trị sẽ rất khó khăn. Đồng thời các tổn thương trên da cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục lại như bình thường.
Điều đáng lo hơn là bệnh nấm da không được điều trị kịp thời rất để dẫn đến Kerion (một dạng áp xe do nấm gây ra). Nó gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
Người bệnh rất dễ không làm chủ được hành động của mình dẫn đến cào gãy quá mức và tổn thương da. Những vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập sâu vào lớp biểu bì gây nhiễm trùng.
Cách trị bệnh nấm
Đối với các trường hợp bị nấm da ở thể nhẹ, khi được chẩn đoán thì bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại thuốc dạng kem, thuốc mỡ bôi da, hoặc bột trị nấm để thoa lên vùng da bị tổn thương.
Thuốc dạng kem
Người bệnh cần dùng đúng loại kem trị nấm theo chỉ định của bác sĩ và tiến hành dùng các loại thuốc này liền trong vòng 7 ngày sau khi vùng da nhiễm bệnh được chữa khỏi để ngăn ngừa tái phát.
Thuốc bôi da
Bôi thuốc để giúp điều trị nấm da được thuận lợi và giảm ngứa. Bác sĩ cũng có thể chỉ định kê đơn các loại thuốc uống trị nấm cho trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân cần dùng thuốc đầy đủ trong suốt liệu trình của bác sĩ và dùng đúng như chỉ định để bệnh không tái phát.

Tùy vào vị trí mà nấm da xuất hiện mà thời gian điều trị khác nhau:
- Nấm da toàn thân thì điều trị hiệu quả trong vòng 4 tuần.
- Bệnh nấm da đùi thường khỏi sau 4 – 8 tuần điều trị. Nếu bị nấm da chân và bẹn thì có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để cải thiện sức khỏe.
- Bệnh nấm da đa sắc có kéo dài đến 1 tháng mới điều trị có kết quả.
Nếu biết điều trị nấm da đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi và chữa khỏi hiệu quả.
Nếu như chưa có thời gian đi khám trực tiếp ngay nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề nấm da, bệnh nhân có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để được tư vấn và định hướng phương pháp điều trị.
Cách phòng bệnh nấm da
Đối với người bị nấm da, cần điều trị dứt điểm bệnh để ngăn chặn lây lan sang các vùng da khác của cơ thể hoặc lây cho người khác. Ngoài ra, người mắc bệnh nấm cũng cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn quần áo nên sử dụng những loại vải mỏng và thoải mái dễ thấm hút mồ hôi vì khi da bị ẩm ướt sẽ rất dễ nhiễm nấm.
- Tại các vùng như bàn chân, bàn tay, nách, vùng kín… cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và để cho da được khô thoáng.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao đối với căn bệnh này vì thế cách phòng tránh bệnh nấm da là cần bổ sung vitamin để cải thiện hệ miễn dịch.
- Bên cạnh đó cũng cần có chế độ ăn giảm lượng carbohydrate nạp vào và cân bằng giàu chất dinh dưỡng. Nên uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, ngủ đủ và đúng giờ.
Người sống chung với người bệnh bị nấm da cần tự phòng bệnh cho mình bằng cách:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nấm
- Giặt và phơi khô quần áo, khăn tắm và ủi đồ trước khi mặc.
- Vệ sinh bồn rửa tay, bồn tắm sạch sẽ sau khi sử dụng.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, luôn để quần áo khô thoáng.
Phòng tránh nấm da là việc làm cần thiết, tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị bệnh dứt điểm.
Bạn không nên tự ý điều trị tại nhà bởi điều trị không đúng cách dễ khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc gặp phải tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
2. http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-benh-nam-da-thuong-gap-513
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Top 9 Bệnh viện, phòng khám Da liễu trẻ em uy tín tại TP.HCM
8 bệnh viện, phòng khám Da liễu tại Hà Nội chất lượng tốt (phần 2)
8 bác sĩ Da liễu giỏi và nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội (phần 1)
Chi phí khám da liễu trị mụn tại các địa chỉ uy tín ở Hà Nội
10 bác sĩ da liễu trị mụn giỏi, nhiều kinh nghiệm ở TP.HCM
Top 5 bệnh viện, phòng khám da liễu quận 12 tốt, uy tín
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi